Một người Nhật yêu Tết Việt

Từng là biên tập viên của Sketch, một tạp chí chuyên về quảng bá du lịch Việt Nam cho thị trường Nhật, Nakamura Masami đã khuyên bạn đọc của mình hãy trải nghiệm văn hoá Việt Nam trong dịp Tết. Năm nay đã ngoài 60, ông Nakamura Masami sng và làm việc Vit Nam 14 năm, tri nghim nhiu cái Tết. Vi ông, Tết luôn là dp đc bit đ li nhiu n tượng sâu đm trong ông v Vit Nam.

Tôi sống trong khu phố cổ Hà Nội, vào thời khắc thiêng liêng của buổi sáng mồng Một Tết, tôi thường nhìn thấy trước hiên nhà hàng xóm xung quanh bày bàn hương án, thành kính cúng tổ tiên, cầu cho gia đình một năm mới thịnh vượng, phát đạt. Cái không khí tĩnh lặng, thiêng liêng này luôn làm tôi xúc động.

Tôi cũng đã tìm cơ hội trải nghiệm một cái Tết quê ở vùng nông thôn, để thực sự hoà mình với Tết của những người dân Việt bình thường nhất. Vài năm trước, tôi đã cùng một người quen là lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản về một ngôi làng ở Phú Thọ ăn Tết. Ở đó một tuần và trải nghiệm trọn vẹn một cái Tết Việt ở vùng quê Bắc bộ, điều đặc biệt đọng lại trong tôi là mọi người trong làng cùng nhau đón một cái Tết thật ấm cúng, dường như quên đi cả cái lạnh của trời dù lúc đó trời rất lạnh, nhiệt độ bên ngoài là 6oC… Tình cảm gia đình, làng xóm của người dân quê Việt Nam trong dịp Tết là một kỉ niệm đẹp trên những bước đường trải nghiệm văn hoá của tôi.

Mỗi năm đón Tết cùng với người Việt, tôi vẫn thường nghĩ đến cái Tết của người Nhật và luôn tìm thấy nhiều điều thú vị trong sự tương đồng văn hoá của hai dân tộc. Nhật Bản, giống như Việt Nam, đều nằm trong cộng đồng văn hoá chữ Hán, trồng lúa nước nên mỗi dịp năm mới, người Nhật cũng có phong tục cả gia đình cùng nhau ăn Tết, những người đi xa cũng tìm về quê trong dịp này để đón năm mới. Tuy vậy, từ sau cải cách Minh Trị 1868, người Nhật bắt đầu dùng Tây lịch thay cho Âm lịch, đời sống văn hoá cũng có nhiều biến đổi. Nghĩ về việc không dùng Âm lịch nữa của người Nhật, ông cảm thán như một nhà thơ: “Thật tuyệt vời khi nhịp điệu của cuộc sống hoà hợp với sự đầy khuyết của mặt trăng!” Dù các phong tục cổ truyền của Tết Âm lịch trước kia vẫn được lưu giữ khi người Nhật chuyển sang dùng Tây lịch, song trong văn hoá của người Nhật hiện nay, khái niệm Tết Âm lịch đã không còn nữa. Cùng với sự phát triển sản xuất, đô thị hoá theo kiểu Tây phương, cư dân ở vùng nông thôn đã dần tụ hội về đô thị, văn hoá gia đình là hạt nhân của người Nhật trước kia cũng theo đó biến đổi rất nhiều. Vì vậy, ý nghĩa của phong tục đón năm mới của người Nhật cũng dần nhạt đi.

Càng lớn tuổi người ta càng hay hoài niệm. Cũng là người lớn lên từ nông thôn nên khi được trải nghiệm Tết của Việt Nam, tôi như gặp lại ngày xưa, những cái Tết của tuổi thơ đầy kỷ niệm và xúc động, những thứ bây giờ đã không còn nữa…

Mặc dù trong thời gian nghỉ Tết, nhiều cửa tiệm ở Việt Nam đóng cửa, điều này có hơi bất tiện cho khách nước ngoài nhưng tôi vẫn nghĩ rằng người Nhật nên đến Việt Nam vào thời điểm này để thưởng thức một chút hương vị Tết, để cảm nhận được sự tương đồng trong văn hoá ngày Tết giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những trải nghiệm thú vị như thế sẽ tạo nên hứng khởi cho chuyến đi của người muốn tìm hiểu các nền văn hoá.

 

Theo PNNN

 

 

 

Cùng chuyên mục