Mời tham dự giải báo chí Huỳnh Thúc Kháng

Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam vừa phát đi thông báo mời tham dự Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng lần thứ 13.

Đối tượng dự giải là công dân Việt Nam có tác phẩm báo chí về vùng đất và con người Quảng Nam. Bài dự thi phải được đăng tải, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước.

Tác giả, nhóm tác giả dự giải không vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí và các quy định luật pháp liên quan.

Quang cảnh buổi tổng kết, trao thưởng Giải báo chí Huỳnh Thúc Kháng lần thứ 12

Tác phẩm dự giải là những tác phẩm báo chí phản ảnh về vùng đất và con người Quảng Nam đã được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước (báo viết, phát thanh, truyền hình, báo điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động), trong khoảng thời gian từ ngày 25/3/2018 đến 24/3/2019.

Những tác phẩm đăng hoặc phát sóng nhiều kỳ, nếu những kỳ đầu được sử dụng trước ngày 25/3/2018 mà chưa dự Giải báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Quảng Nam lần thứ 12 (2017-2018) thì được gộp vào các kỳ sau (đăng từ 25/3/2018) để thành tác phẩm hoàn chỉnh tham dự.

Huỳnh Thúc Kháng sáng lập báo Tiếng dân năm 1927 tại Huế, nổi tiếng vì ủng hộ đòi tự do, độc lập, dân chủ, nhân quyền. Với tuyên ngôn: “Nếu không có quyền nói tất cả những điều mình muốn nói, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói”. Hoạt động đến năm 1943 thì bị chính quyền thời bấy giờ đình bản

Thông tin chính xác, trung thực, khách quan, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Phù hợp với những định hướng lớn về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Quảng Nam. Có tính định hướng dư luận cao và có sức thuyết phục; có tác động tích cực đến tiến bộ xã hội.

Khi quyết định mở lớp dạy làm báo, Tổng bộ Việt Minh đã đặt tên là Lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, khai giảng ngày 4/4/1949 tại ấp Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, với 43 người học viên, trong đó chọn ra 1 người làm quản lý

Cơ cấu giải thưởng gồm 4 loại giải với các loại hình báo chí là báo viết, báo hình, báo nói và ảnh báo chí.

Đối với báo viết  (bao gồm báo in và báo điện tử), có 2 loại giải: giải ký báo chí  (gồm các thể loại phóng sự, bút ký, ký sự, ghi chép…); và giải bài phản ánh, tường thuật, xã luận, bình luận, chuyên luận, sổ tay phóng viên.

Đối với báo hình (bao gồm truyền hình và báo điện tử), có 2 loại giải: giải tin, phóng sự ngắn, tọa đàm trực tuyến; và giải phóng sự, phim tài liệu.

Đối với báo nói (bao gồm phát thanh và báo điện tử), có 1 loại giải: bài phản ánh, tường thuật, chương trình phát thanh trực tiếp, phỏng vấn, tọa đàm trực tuyến.

Đối với ảnh báo chí (bao gồm báo in và báo điện tử), có 1 loại giải: ảnh đơn, phóng sự ảnh, bộ ảnh.

Số lượng giải thưởng: báo viết và báo hình, mỗi loại giải có tối đa 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích; báo nói và ảnh báo chí, mỗi loại giải thưởng có tối đa 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 03 giải Khuyến khích. Tiền thưởng tương ứng với các giải là 10 triệu đồng, 7 triệu đồng, 5 triệu đồng và 2 triệu đồng.

Thời hạn nhận tác phẩm: Từ khi công bố thể lệ đến hết ngày 10/5/2019 theo dấu bưu điện. Nơi nhận tác phẩm: Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam (11 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0235.3812.283 – 0914.010.899).

Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Quảng Nam được tổ chức hằng năm nhằm ghi nhận, khẳng định và tôn vinh những đóng góp của các cơ quan báo chí, những người làm báo trong và ngoài tỉnh. Đồng thời động viên người làm báo sáng tạo ngày càng nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc viết về vùng đất và con người Quảng Nam, góp phần vào sự phát triển của tỉnh nhà trong giai đoạn mới.

Trong khuôn khổ của giải năm nay, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam còn phối hợp với UBND huyện Nam Trà My và Hội Nông dân tỉnh !uảng nam trao giải cho các tác phẩm báo chí xuất sắc viết về cây sâm Ngọc Linh và vùng dược liệu Quảng Nam.

An Vĩnh

Cùng chuyên mục