Sắp có bút dạ dùng xong có thể ủ phân, không gây hại môi trường

Phát minh này có thể giải quyết vấn đề của 35 tỷ cây bút đánh dấu (bút dạ) bị đổ ra ngoài bãi rác mỗi năm sau khi sử dụng.

Một studio ở Ý vừa thiết kế một loại bút dạ có khả năng tự phân hủy trong vòng sáu tháng, nhờ tập hợp các sợi tự nhiên và một loại mực nước. Trước đây, bút dạ thông thường có nguồn mực riêng và một đầu được làm bằng các sợi xốp, ép như nỉ. Các nguyên liệu này khi bị thải ra môi trường thì khó có khả năng bị phân hủy.

but-da-khong-gay-hai-moi-truong
Vỏ bút bằng gỗ trong lúc thân bút được làm từ nhựa sinh học

Mực gốc nước, không độc hại

Bút Scribit bao gồm vỏ được làm từ gỗ, nhựa sinh học và nhôm anod, một loại liên kết nhôm cực mạnh. Các nguyên liệu này được thiết kế để bút có thể được sử dụng nhiều lần.

Ngòi và ống mực được làm từ sợi tự nhiên bao gồm mùn cưa, sợi gai dầu, polyhydroxybutyrate (PHB) – một loại polymer được sử dụng để sản xuất nhựa phân hủy sinh học – và lignin.

Ống mực có thể thay thế sẽ được đổ đầy bằng mực gốc nước, không độc hại, được làm từ các thành phần có thể ăn được và được ủ làm phân bón sau khi sử dụng.

but-da-khong-gay-hai-moi-truong
Bút dạ được xem là vật phẩm thân thiện với môi trường, thích hợp với trẻ em

Vật liệu nhựa sinh học được cho là sẽ hoàn toàn có thể ủ làm phân bón cây sau khi dùng. Chi tiết bằng nhôm tuy không thể phân hủy được nhưng được thiết kế để tồn tại lâu dài.

Nhóm thiết kế cho biết: “Thống kê cho biết rằng hơn 35 tỷ cây bút dạ được đổ vào các bãi chôn lấp mỗi năm. Trước thực trạng này, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu một giải pháp phù hợp với khái niệm kinh tế tuần hoàn. Khi chúng tôi đạt được ý tưởng sáng tạo để tạo ra một ống mực có thể tách rời khỏi thân bút, chúng tôi đã thử nghiệm một lượng lớn các sợi hữu cơ để tạo ra ống mực phân hủy sinh học với hiệu suất tối ưu.”

but-da-khong-gay-hai-moi-truong
Bút dạ có nhiều màu sắc bắt mắt

Sản phẩm của nền kinh tế tuần hoàn

Chiếc bút này hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển và nghiên cứu để trở thành sản phẩm thân thiện với môi trường và được phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Thiết kế nhựa sinh học đã được studio quảng cáo là “đầu tiên trên thế giới”.

Nhóm thiết kế cho biết họ đang nỗ lực để tạo ra sản phẩm cuối cùng có thể phân hủy 100%, với ít nhất 90% sản phẩm phân hủy trong vòng sáu tháng trong môi trường ủ phân thông thường.

Bên cạnh yếu tố thân thiện với môi trường, chiếc bút dạ mới còn được kỳ vọng khiến hàng ngàn người trên thế giới thay đổi cách dùng bút vẽ trong các dự án kiến ​​trúc.

Bằng cách phát triển bút Scribit mới, nhà sản xuất mong muốn có thể biến một trong những hành vi nguyên thủy của loài người – vẽ – thành một hành động mang tính bền vững.

Đây không phải là lần đầu tiên studio Carlo Ratti Associati hướng tới nỗ lực thiết kế các sản phẩm cho nền kinh tế tuần hoàn. Hồi năm ngoái, studio này đã giới thiệu một loạt các cấu trúc kiến ​​trúc hình vòm từ sợi nấm, sau đó có khả năng biến thành đất khi không còn sử dụng.

Họ cũng nghiên cứu dự án thử nghiệm biến vỏ trái cây thải thành cốc nhựa sinh học in 3D để chứa đồ uống, thay cho các loại ly nhựa, giấy thông thường.

Thiệu Kiệt

Theo 24hsongxanh.vn/ Dezeen

 

Link nguồn: https://24hsongxanh.vn/sap-co-da-dung-xong-co-u-phan-khong-gay-hai-moi-truong/

Cùng chuyên mục