Nỗi oan của đường

Đường, đạm, chất béo là những thực phẩm cơ bản không thể thay thế. Không bao giờ những thứ này lại là chất độc cho cơ thể, cho nên đừng bao giờ kiêng chúng. Các vấn đề trục trặc trong cơ thể là do việc chuyển hóa chứ không phải lỗi của thực phẩm.

Cơ thể người được tạo nên bởi tỉ tỉ tế bào. Trong đó có 4 loại thức ăn cơ bản không thể thiếu để nuôi sống tế bào, đó là : Protid (đạm), Glucid (đường), Lipid (chất béo) và Oxy. Vai trò của các chất cơ bản này rất lớn, từ việc xây dựng tế bào đến việc bảo vệ tế bào chống lại bệnh tật. Tế bào là đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể sống, nên phòng chống bệnh tật cần bắt đầu từ tế bào.

Đường là một trong những dưỡng chất cơ bản và cần thiết đối với cơ thể. Những lúc mệt mỏi, chúng ta uống một cốc nước đường là sẽ tăng cường năng lượng và hết mệt. Những bệnh nhân suy nhược cơ thể cũng thường được bác sĩ truyền cho bịch đường hay bịch đạm để hồi phục sức khỏe. Đường còn là một nguyên liệu quan trọng để tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà như các loại virus. Đường tạo nhiệt lượng làm ấm cơ thể chống lại sự ngưng tụ của những tạp chất như mỡ máu. Đường là nguồn năng lượng cần thiết nhiều nhất cho cơ tim và não hoạt động. Nếu thiếu đường, hoạt động trong cơ thể sẽ trục trặc và sinh ra nhiều rắc rối bệnh lý.

Hiện nay căn bệnh tiểu đường đang khiến chúng ta lúng túng. Bởi kiêng đường thì tế bào thiếu đường sinh ra mệt mỏi, nhưng dùng đường thì lại sợ đường huyết cao. Cái gì quá cũng không tốt, quá thiếu đường thì cơ thể thiếu một dưỡng chất quan trọng, còn quá thừa đường (trong máu) thì sẽ thừa chất sinh béo phì và các bệnh lý phát sinh do thấp nhiệt trong máu. Điều khiến nhiều người băn khoăn và lúng túng hiện nay là đường thế nào thiếu, thế nào là đủ? Bởi chúng ta chưa rõ được nơi cần đường và nơi không cần đường.

noi-oan-cua-duong
Đường là một trong những dưỡng chất cơ bản và cần thiết đối với cơ thể. Nguồn ảnh: thuocdantoc.org

Nơi cần đường trong cơ thể là tế bào chứ không phải là máu. Khi tế bào thiếu đường, cơ thể sẽ mệt mỏi vì thiếu năng lượng. Đường trong máu là đường “dự trữ” để khi nào tế bào cần thì sẽ lấy đường từ máu. Lượng đường trong máu luôn duy trì một khoảng cố định để luôn có đường phụ vụ khi tế bào cần đường. Giả sử cơ thể một người đang có mức đường huyết là 10mmol, người đó tập luyện một môn thể thao nào đó (ví dụ chạy bộ), đo lại đường huyết còn 6mmol. Có nghĩa là khi người tập luyện, các tế bào cơ bắp, xương khớp tiêu thụ năng lượng nên sẽ lấy đường từ máu, khiến cho đường huyết trong máu giảm xuống. Sau đó người tập luyện ăn uống vào, thức ăn được chuyển hóa thành đường sẽ bổ sung để bù đắp lại lượng đường trong máu. Như vậy máu là nơi giữ đường hộ cho tế bào, sẵn sàng bổ sung đường cho tế bào khi cần thiết.

Nếu như máu cứ giữ đường, không chuyển hóa đường cho tế bào thì có nghĩa là việc chuyển hóa đường vào tế bào đang gặp trục trặc. Khi đó đường huyết trong máu sẽ ở mức cao vì không tiêu hao. Đường trong máu ở mức cao trong thời gian dài sẽ khiến máu bị “thấp nhiệt” và máu sẽ biến chất không tốt. Nhưng tế bào không nhận được đường từ máu thì tế bào sẽ bị “đói đường” khiến cơ thể suy kiệt mà sinh bệnh. Xử lý vấn đề đường huyết cao chính là việc xử lý trục trặc giữa việc giao nhận đường của máu và tế bào. Tình trạng đường trong máu cao thì không tốt, nhưng kiêng khem mà không cung cấp đường cho tế bào thì cũng sinh bệnh.

Có một cơ chế quan trọng mà chúng ta cần biết để phòng chống việc đường huyết cao cũng như việc tế bào thiếu đường. Đó là cơ chế tiêu hao năng lượng trong tế bào. Giả sử bạn nạp vào cơ thể 1500 calo, nhưng công việc của bạn nhàn hạ hoặc cơ thể ngồi im không hoạt động, lượng năng lượng tiêu hao chỉ 200 calo. Như vậy năng lượng tiêu hao dư thừa 1300 calo. Tế bào não không hoạt động, tế bào cơ xương khớp cũng không hoạt động thì sẽ không đòi hỏi năng lượng cần cung cấp. Thế nên năng lượng sẽ không chuyển hóa và tích tụ dẫn đến béo phì, mỡ máu, ure cao,… Tình trạng kéo dài lâu sẽ “đóng băng” hoạt động chuyển hóa và dẫn tới làm hỏng hoàn toàn cơ chế chuyển hóa.

Vấn đề đường huyết cũng vậy. Nếu tế bào hoạt động tích cực để tiêu thụ năng lượng thì sẽ nạp đường thường xuyên, và đường sẽ không bị tích tụ tại máu. Nếu tế bào không tiêu thụ năng lượng thì nhu cầu đường của tế bào rất ít, vì thế hoạt chuyển hóa đường từ máu vào tế bào cũng sẽ kém. Hoạt động chuyển hóa đường từ máu vào tế bào kém sẽ dẫn đến việc máu ngày càng tích tụ nhiều đường, còn tế bào ngày càng nhận được ít đường. Để tránh việc tích tụ đường nhiều trong máu, và cũng chính là để phòng bệnh tiểu đường, cơ thể luôn cần hoạt động thường xuyên để tiêu hao năng lượng.

Ngay cả khi đã mắc bệnh tiểu đường với mức đường huyết trong máu luôn cao, chúng ta cũng vẫn giải quyết trụ trặc này bằng việc tập luyện để tiêu hao năng lượng cho tế bào. Khi tế bào tiêu hao năng lượng, tín hiệu thần kinh sẽ truyền về não báo đòi năng lượng. Hệ thống thần kinh trung ương sẽ tìm cách xử lý trục trặc của việc chuyển hóa đường từ máu vào tế bào. Điều quan trọng là không nên kiêng đường khi tập luyện, mà còn cần nạp đường vào cơ thể khi tập luyện. Đó là cơ chế dùng đường để “mồi” lại cho hoạt động chuyển hóa đường trở lại bình thường.

Đường, đạm, chất béo là những thực phẩm cơ bản không thể thay thế. Không bao giờ những thứ này lại là chất độc cho cơ thể, cho nên đừng bao giờ kiêng chúng. Các vấn đề trục trặc trong cơ thể là do việc chuyển hóa chứ không phải lỗi của thực phẩm.

Lương y Vũ Dũng

Cùng chuyên mục