Địa đạo thiết kế kiểu toa xe lửa giữa Sài Gòn

Dài 10 km, ở độ sâu 3-4 m, địa đạo Phú Thọ Hòa là một trong những căn cứ địa quan trọng trong kháng chiến chống Pháp.

Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP HCM) tiền thân là những căn hầm bí mật dùng để bảo vệ và che giấu cán bộ cách mạng. Đến năm 1947, địa đạo được nới rộng và phát triển sang các vùng phụ cận, bởi nơi đây có nhiều thuận lợi như vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình địa vật phức tạp và nhân dân có truyền thống yêu nước. "So với địa đạo Củ Chi, địa đạo Phú Thọ Hòa có quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên, về giá trị lịch sử, địa đạo này ra đời sớm hơn và là nơi ém quân, tổ chức các trận đánh ngay giữa nội thành Sài Gòn", anh Lương Hoài Nhơn, hướng dẫn viên khu di tích đứng bên nóc địa đạo, chia sẻ.
Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP HCM) tiền thân là những căn hầm bí mật dùng để bảo vệ và che giấu cán bộ cách mạng. Đến năm 1947, địa đạo được nới rộng và phát triển sang các vùng phụ cận, bởi nơi đây có nhiều thuận lợi như vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình địa vật phức tạp và nhân dân có truyền thống yêu nước.
“So với địa đạo Củ Chi, địa đạo Phú Thọ Hòa có quy mô nhỏ hơn, tuy nhiên, về giá trị lịch sử, địa đạo này ra đời sớm hơn và là nơi ém quân, tổ chức các trận đánh ngay giữa nội thành Sài Gòn”, anh Lương Hoài Nhơn, hướng dẫn viên khu di tích đứng bên nóc địa đạo, chia sẻ.
Miệng hầm địa đạo vừa đủ cho một người chui xuống. Trước đây, các miệng hầm được thiết kế nằm trong bụi rậm hoặc lẫn lộn trong mô đất và gò mối khó phát hiện, nhưng hiện được tu sửa bằng xi măng và có nắp đậy bằng gỗ.
Miệng hầm địa đạo vừa đủ cho một người chui xuống. Trước đây, các miệng hầm được thiết kế nằm trong bụi rậm hoặc lẫn lộn trong mô đất và gò mối khó phát hiện, nhưng hiện được tu sửa bằng xi măng và có nắp đậy bằng gỗ.
Chiều dài địa đạo theo đường chim bay khoảng hơn một km, chiều dài chạy theo địa hình là hơn 10 km. Theo Ban quản lý di tích, cấu trúc của địa đạo được cải tiến từ hầm ếch thành đường hầm xe lửa hai ngăn. Sở dĩ gọi là hầm xe lửa vì trong địa đạo cứ khoảng 20 m thì có một vách ngăn, ở giữa khoét một lỗ đường kính 0,5 m, vừa một người chui qua (hình thức này tương tự từng toa xe lửa) và cứ thế nối tiếp nhau đi từ ấp này sang ấp khác. Cách bố trí vách ngăn này để phòng ngừa khi địch phát hiện thì bộ đội ta có thể chui qua hầm kế tiếp rồi bít cửa lại, ngụy trang để địch tưởng đây là đường cùng, hết lối.
Chiều dài địa đạo theo đường chim bay khoảng hơn một km, chiều dài chạy theo địa hình là hơn 10 km.
Theo Ban quản lý di tích, cấu trúc của địa đạo được cải tiến từ hầm ếch thành đường hầm xe lửa hai ngăn. Sở dĩ gọi là hầm xe lửa vì trong địa đạo cứ khoảng 20 m thì có một vách ngăn, ở giữa khoét một lỗ đường kính 0,5 m, vừa một người chui qua (hình thức này tương tự từng toa xe lửa) và cứ thế nối tiếp nhau đi từ ấp này sang ấp khác. Cách bố trí vách ngăn này để phòng ngừa khi địch phát hiện thì bộ đội ta có thể chui qua hầm kế tiếp rồi bít cửa lại, ngụy trang để địch tưởng đây là đường cùng, hết lối.
Có những đoạn trong lòng địa đạo chỉ cao khoảng 0,5 m, để vào bên trong khách phải cúi người hoặc bò trườn.
Có những đoạn trong lòng địa đạo chỉ cao khoảng 0,5 m, để vào bên trong khách phải cúi người hoặc bò trườn.
Hướng dẫn viên Hoài Nhơn soi đèn pin xuống tầng thứ hai của địa đạo. Anh cho biết, địa đạo có 2 tầng và hệ thống 3 hầm được đào sâu dưới lòng đất từ 3 đến 4 m, nhiều đoạn cao khoảng 1 m, rộng 0,8 m.
Hướng dẫn viên Hoài Nhơn soi đèn pin xuống tầng thứ hai của địa đạo. Anh cho biết, địa đạo có 2 tầng và hệ thống 3 hầm được đào sâu dưới lòng đất từ 3 đến 4 m, nhiều đoạn cao khoảng 1 m, rộng 0,8 m.
Lỗ thông hơi được đặt bên luỹ tre để nguỵ trang. Hiện nay, các lỗ này được xây bằng ụ bê tông để ngăn nước và côn trùng chui vào, đảm bảo an toàn cho khách tham quan.
Lỗ thông hơi được đặt bên luỹ tre để nguỵ trang. Hiện nay, các lỗ này được xây bằng ụ bê tông để ngăn nước và côn trùng chui vào, đảm bảo an toàn cho khách tham quan.
Sa bàn địa đạo Phú Thọ Hòa trong những năm 1947-1967, tái hiện hình ảnh những cuộc săn lùng của lính Pháp, bên dưới là hầm trú ẩn của chiến sĩ đặc công Sài Gòn.
Sa bàn địa đạo Phú Thọ Hòa trong những năm 1947-1967, tái hiện hình ảnh những cuộc săn lùng của lính Pháp, bên dưới là hầm trú ẩn của chiến sĩ đặc công Sài Gòn.
Những chiếc cuốc chim với cán ngắn được người lính dùng để đào địa đạo.
Những chiếc cuốc chim với cán ngắn được người lính dùng để đào địa đạo.
Khu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa hiện mở cửa miễn phí cho khách tham quan từ 8h đến 17h. Một phần đất trống trong khuôn viên địa đạo được cải tạo làm sân chơi để người dân địa phương nghỉ ngơi, tập luyện thể thao, rèn luyện sức khoẻ hàng ngày.
Khu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hòa hiện mở cửa miễn phí cho khách tham quan từ 8h đến 17h.
Một phần đất trống trong khuôn viên địa đạo được cải tạo làm sân chơi để người dân địa phương nghỉ ngơi, tập luyện thể thao, rèn luyện sức khoẻ hàng ngày.

Thành Nguyễn
Theo VnExpress

Cùng chuyên mục