Trăm năm đi qua, nhịp cầu ở lại

Cầu sắt Bình Lợi không chỉ là cây cầu vượt sông đầu tiên của Sài Gòn, mà còn là một trong những cây cầu đáng nhớ nhất với người Sài Gòn. Cây cầu  thọ 118 tuổi này đã là ký ức khó quên của người thành phố. Hai nhịp cầu cũ được giữ lại, như lưu giữ phần kỷ niệm trăm năm dâu bể đi qua thành phố này. 

tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Hai nhịp cầu được giữ lại hiện đang được rào kín. Nơi đây đang được cải tạo, chỉnh trang lại để phục vụ nhu cầu bảo tồn, du lịch… Cầu sắt Bình Lợi xây xong tháng 2 năm 1902, dành cho tuyến đường sắt Sài Gòn – Nha Trang. Cầu được kết cấu vòm thép, mặt cầu chính là đường ray xe lửa và một lối đi bằng gỗ hành cho xe thô sơ và người bộ hành. Theo thiết kế ban đầu, cầu dài 276 mét gồm 6 nhịp, trong đó có một nhịp có thể quay được để tàu thuyền bên dưới qua lại.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Cùng với hai nhịp cầu, một đoạn đường sắt cũ được giữ lại, với những thanh gỗ cũ được dùng làm tà-vẹt cho đường ray trên cầu.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Con số km 1719 bên thành cây cầu giờ cũng không còn giá trị sử dụng trong ngành đường sắt nữa. Nó đã được sử dụng cho cây cầu sắt Bình Lợi mới. Tấm bảng này giờ đã thuộc về lịch sử của cây cầu cũ.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Đây là điểm cuối của nhịp thứ hai cầu sắt Bình Lợi. Sau khi bị tháo dỡ, người ta mới có thể thấy một số chi tiết dưới gầm cầu được lộ ra. Dấu vết cũ cho thấy đây từng là một nhịp cầu quay góc 90 độ.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Là “khu vực cấm vào”, nhưng khá nhiều người câu cá vẫn đến đây hàng ngày, như họ đã đi câu hai bên đầu cầu bao lâu nay. Người đàn ông này có lẽ không biết rằng đang leo qua một đoạn ký ức của cây cầu, khi bên trái anh ta là mối nối của nhịp cầu cố định với nhịp cầu quay. Tức là nhịp thứ nhất và nhịp thứ hai còn giữ lại của cầu sắt Bình Lợi.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Tương tự, một người câu cá khác đang ngồi trên các trụ bảo vệ của trụ đỡ nhịp quay cầu sắt Bình Lợi. Không ai nhớ rõ cầu ngừng quay từ khi nào. Nhưng nhiều người dân sống lâu năm quanh cầu khẳng định ít ra cũng hơn 60 năm.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Từ nhịp cầu cũ nhìn ra giữa sông. Những chiếc xà lan lớn như thế này bây giờ lưu thông qua khúc sông này đã thoải mái ung dung bất kể ngày đêm, mặc kệ con nước lớn ròng.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Với những chiếc ghe chở hàng của các thương hồ cũng vậy. Khi mới cách đây không lâu, chỉ chừng hơn một tháng, cầu sắt cũ chưa được tháo dỡ, vẫn phải luôn neo lại hai bên thành cầu mỗi khi nước lớn. Đợi nước thấp xuống mới có thể chui qua cầu. Đây là mối bận tâm và là mối nguy của các phương tiện đường thủy lưu thông dưới cây cầu này. Từng có những lúc tàu thuyền bị mắc kẹt dưới gầm cầu vì nước lớn.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Có thể thấy, độ tĩnh không của cây cầu sắt cũ và mới thông qua độ cao của 2 trụ cầu. Cầu sắt cũ độ tĩnh không rất thấp.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Hình chụp các trụ cầu sau khi tháo dỡ, nhìn từ bờ sông phía quận Bình Thạnh.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Phía bờ quận Bình Thạnh, một nhịp cầu cuối cùng sau khi tháo dỡ được kéo ra ở khúc sông gần cầu cũ, đặt trên hai chiếc xà lan để tiện bề xử lý.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Những người thợ hàn đang khẩn trương cắt tháo từng đoạn thép cuối của nhịp cầu. Cây cầu được nhà thầu thi công – Công ty Sông Lô tháo dỡ trong 24 ngày và tốn hơn 18 tỉ chi phí!
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Cùng với hai nhịp cầu, bót canh kiên cố canh cầu Bình Lợi ở đầu cầu bờ Thủ Đức được giữ lại. Mái tôn đã mục nát. Từ lâu nó đã không còn được sử dụng như công năng vốn dành cho thời chiến. Những dòng chữ lưu lại ở đây cho thấy nó đã có mặt từ cách đây 72 năm.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Dòng chữ nắn nót được sơn trên bót gác cầu này đã phai, nhưng phần còn đọc được gợi nhắc một thời giao thông qua khu vực này phải tuân thủ: “Đường bên phải chỉ dành riêng cho đường xe lửa”. Phông chữ này cũng cho thấy nó được viết từ rất lâu.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Vết tích của đoạn đường sắt trăm năm chạy qua cầu, sau khi đã tháo dỡ hết các thanh ray.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Đoạn đường sắt cũ ở cung đường Bình Lợi bị tháo bỏ chưa bao lâu đã kịp “thay da đổi thịt”. Có ai nhớ rằng khoảng sân bê tông này mới năm ngoái thôi, còn có tuyến đường sắt trăm năm chạy ngang qua.
tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai
Dấu vết gợi nhớ đoạn đường này, có chăng là những thanh ray của đoạn đường sắt cũ dẫn lên cầu cũ, vừa được tháo dỡ. Chúng nằm ngổn ngang bên vệ đường bộ, nơi chỉ vài tháng trước đây còn là đường sắt.

Bài & ảnh: L.M.Hạ

Theo 24hsongxanh.vn

 

Link nguồn: https://24hsongxanh.vn/tram-nam-di-qua-nhip-cau-o-lai/

Cùng chuyên mục