Quán cơm 2.000 đồng ấm lòng người nghèo

Với mong muốn giúp đỡ người nghèo khó, anh Nguyễn Duy Đức mở quán cơm Yên Vui với giá từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/suất.

Quán cơm 2.000 đồng cho người nghèo được khen nấu ngon: Với mong muốn mang đến cho người lao động nghèo những bữa cơm ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng, anh Đức mở quán Yên Vui để bán với giá 1.000 đến 2.000 đồng/suất.

Sau nhiều năm ấp ủ, năm 2018 anh Nguyễn Duy Đức đã mở quán cơm Yên Vui trên đường Lý Triện (quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) để bán với giá rẻ cho người nghèo khó, lao động xa quê.
Sau nhiều năm ấp ủ, năm 2018 anh Nguyễn Duy Đức đã mở quán cơm Yên Vui trên đường Lý Triện (quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) để bán với giá rẻ cho người nghèo khó, lao động xa quê.
Quán phục vụ thứ 2, 4 và 6 hàng tuần. Mỗi suất ăn có giá 1.000 đồng (đối với suất cơm chay) đến 2.000 đồng (suất cơm mặn).
Quán phục vụ thứ 2, 4 và 6 hàng tuần. Mỗi suất ăn có giá 1.000 đồng (đối với suất cơm chay) đến 2.000 đồng (suất cơm mặn).
Theo chủ quán, với mức giá trên thì mọi lao động nghèo khó như người bán vé số, hàng rong, công nhân… đều có tiền để vào ăn.
Theo chủ quán, với mức giá trên thì mọi lao động nghèo khó như người bán vé số, hàng rong, công nhân… đều có tiền để vào ăn.
Biết anh Đức mở quán cơm từ thiện, nhiều người cũng tình nguyện đến giúp đỡ.
Biết anh Đức mở quán cơm từ thiện, nhiều người cũng tình nguyện đến giúp đỡ.
Một số tập thể, cá nhân cũng góp sức bằng tiền, lương thực, thực phẩm để thực đơn của quán mỗi ngày thêm phong phú.
Một số tập thể, cá nhân cũng góp sức bằng tiền, lương thực, thực phẩm để thực đơn của quán mỗi ngày thêm phong phú.
Chủ quán cho biết mỗi lần mở cửa, quán Yên Vui có hơn 100 thực khách. Để phục vụ tốt, các đầu bếp luôn thay món ăn để đảm bảo đa dạng và đủ chất dinh dưỡng.
Chủ quán cho biết mỗi lần mở cửa, quán Yên Vui có hơn 100 thực khách. Để phục vụ tốt, các đầu bếp luôn thay món ăn để đảm bảo đa dạng và đủ chất dinh dưỡng.
Để đủ món, từ sáng sớm các tình nguyện viên phải đi chợ rồi về chế biến.
Để đủ món, từ sáng sớm các tình nguyện viên phải đi chợ rồi về chế biến.
“Phương châm của quán là dù giá rẻ nhưng các món phải ngon, đảm bảo vệ sinh”, anh Đức nói.
“Phương châm của quán là dù giá rẻ nhưng các món phải ngon, đảm bảo vệ sinh”, anh Đức nói.
Giải thích cho việc đặt tên quán cơm là Yên Vui, anh Nguyễn Duy Đức cho biết anh mong muốn cho các cô, chú đến với quán ăn một cách thoải mái, dùng một bữa cơm mà không có sự lo toan, tính toán về tiền bạc. “Giúp cho các cô, chú ở đây giảm bớt đi một phần nhỏ áp lực trong cuộc sống là mình thấy vui rồi”, anh chia sẻ.
Giải thích cho việc đặt tên quán cơm là Yên Vui, anh Nguyễn Duy Đức cho biết anh mong muốn cho các cô, chú đến với quán ăn một cách thoải mái, dùng một bữa cơm mà không có sự lo toan, tính toán về tiền bạc. “Giúp cho các cô, chú ở đây giảm bớt đi một phần nhỏ áp lực trong cuộc sống là mình thấy vui rồi”, anh chia sẻ.
Bà Trần Thị Tám (quê Quảng Ngãi) cho biết bản thân bị tàn tật và làm nghề bán vé số dạo với thu nhập mỗi ngày được khoảng 100.000 đồng. Trước đây, mỗi ngày bà phải chi mất 50.000 đồng cho việc ăn uống. Từ khi có quán Yên Vui, bà Tám chỉ mất 4.000 đồng tiền ăn mỗi ngày.
Bà Trần Thị Tám (quê Quảng Ngãi) cho biết bản thân bị tàn tật và làm nghề bán vé số dạo với thu nhập mỗi ngày được khoảng 100.000 đồng. Trước đây, mỗi ngày bà phải chi mất 50.000 đồng cho việc ăn uống. Từ khi có quán Yên Vui, bà Tám chỉ mất 4.000 đồng tiền ăn mỗi ngày.
Dù quán Yên Vui treo biển quy định giá nhưng thực khách đến đây trả bao nhiêu tiền cũng được. “Ai không có thì đưa một vài nghìn, còn người có hơn nếu trả thêm thì chúng tôi cũng nhận để mua thực phẩm cho hôm sau”, chị Thu Nguyệt, tình nguyện viên của quán cho biết.
Dù quán Yên Vui treo biển quy định giá nhưng thực khách đến đây trả bao nhiêu tiền cũng được. “Ai không có thì đưa một vài nghìn, còn người có hơn nếu trả thêm thì chúng tôi cũng nhận để mua thực phẩm cho hôm sau”, chị Thu Nguyệt, tình nguyện viên của quán cho biết.
Cô Nguyễn Thị Lan (quê Đại Lộc, Quảng Nam) nói mọi người biết đến quán cơm này thông qua các tờ rơi. “Cứ đến thứ 2, 4 và thứ 6 hàng tuần thì tôi cùng các chị em lao động lại đến đây dùng bữa. Hôm nào có tiền thì trả 2.000 đồng, nếu không có thì cũng được chủ quán cho ăn miễn phí”, cô Lan (bên phải) cho hay.
Cô Nguyễn Thị Lan (quê Đại Lộc, Quảng Nam) nói mọi người biết đến quán cơm này thông qua các tờ rơi. “Cứ đến thứ 2, 4 và thứ 6 hàng tuần thì tôi cùng các chị em lao động lại đến đây dùng bữa. Hôm nào có tiền thì trả 2.000 đồng, nếu không có thì cũng được chủ quán cho ăn miễn phí”, cô Lan (bên phải) cho hay.
Anh Đức cho biết thời gian tới sẽ vận động thêm bạn bè, các nhà hảo tâm cùng chung tay, góp sức để nhân rộng mô hình quán cơm từ thiện.
Anh Đức cho biết thời gian tới sẽ vận động thêm bạn bè, các nhà hảo tâm cùng chung tay, góp sức để nhân rộng mô hình quán cơm từ thiện.
“Nếu chúng ta luôn cảm thông với những người nghèo khó thì sẽ có cách làm hay để chia sẻ với cộng đồng. Tôi sẽ nhân rộng mô hình này để có điều kiện giúp đỡ nhiều người hơn nữa”, anh Đức (bên phải) nói.
“Nếu chúng ta luôn cảm thông với những người nghèo khó thì sẽ có cách làm hay để chia sẻ với cộng đồng. Tôi sẽ nhân rộng mô hình này để có điều kiện giúp đỡ nhiều người hơn nữa”, anh Đức (bên phải) nói.

 

Bùi Toàn – Nguyên Vũ

Theo Zing.vn

 

Cùng chuyên mục