Ngôi nhà thờ có một không hai ở Việt Nam

Có thể nói không ngoa như thế về nhà thờ Ka Đơn ở thôn Krăng Go 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng vì kiến trúc rất lạ của nó, không nằm trong bất cứ suy nghĩ thông thường nào về nhà thờ ở Việt Nam.

Đây là một ngôi giáo đường mà nếu không nói trước, có thể bạn không tin nếp nhà có mái ngói trải dài nằm lúp xúp giữa rừng thông kia là một ngôi nhà thờ. Kiến trúc của nó lạ lắm, mà duyên hình thành cũng lạ và thú vị không kém.

Ka Đơn vốn là một xứ đạo nghèo vùng cao nguyên, ở huyện Đơn Dương – Lâm Đồng, đời sống còn khó khăn nên theo lời chia sẻ của cha chánh xứ Giuse Nguyễn Đức Ngọc, “việc xây nhà thờ mới chỉ dám dừng ở mơ ước” nên sự xuất hiện của một công trình kiến trúc hiện đại mà gần gũi này là cả một sự bất ngờ thú vị và diệu kỳ.

Nếu không nói trước, có thể bạn không tin nếp nhà có mái ngói trải dài nằm lúp xúp giữa rừng thông kia là một ngôi nhà thờ. Kiến trúc của nó lạ lắm, mà duyên hình thành cũng lạ và thú vị không kém.
Nếu không nói trước, có thể bạn không tin nếp nhà có mái ngói trải dài nằm lúp xúp giữa rừng thông kia là một ngôi nhà thờ. Kiến trúc của nó lạ lắm, mà duyên hình thành cũng lạ và thú vị không kém.
Vài năm trước, trong một dịp đi thăm người bà con ở vùng Đơn Dương, một cặp vợ chồng cùng là kiến trúc sư ở Hà Nội khi đến giáo xứ tham quan đã nảy ra ý tưởng thiết kế ngôi thánh đường dựa trên không gian xanh bao la, nhấp nhô đồi núi quanh đó, và thiết kế này làm luận văn thạc sĩ bên Đức. Điều này được cha xứ ủng hộ nhiệt thành.
Vài năm trước, trong một dịp đi thăm người bà con ở vùng Đơn Dương, một cặp vợ chồng cùng là kiến trúc sư ở Hà Nội khi đến giáo xứ tham quan đã nảy ra ý tưởng thiết kế ngôi thánh đường dựa trên không gian xanh bao la, nhấp nhô đồi núi quanh đó, và thiết kế này làm luận văn thạc sĩ bên Đức. Điều này được cha xứ ủng hộ nhiệt thành.
Sau đó, đồ án hoàn thiện và vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng giành được giải thưởng Kiến trúc Thánh Âu châu lần IV – 2011 (dành cho các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu thiết kế kiến trúc và nghệ thuật Thánh). Khác với các công trình nhà thờ, không gian thánh lễ lớn trên thế giới, nhà thờ Ka Đơn không hoành tráng, mà được thiết kế thành một công trình thấp, nép mình dưới những tán thông.
Sau đó, đồ án hoàn thiện và vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng giành được giải thưởng Kiến trúc Thánh Âu châu lần IV – 2011 (dành cho các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu thiết kế kiến trúc và nghệ thuật Thánh). Khác với các công trình nhà thờ, không gian thánh lễ lớn trên thế giới, nhà thờ Ka Đơn không hoành tráng, mà được thiết kế thành một công trình thấp, nép mình dưới những tán thông.
Cùng với tiết tấu và nhịp điệu của hệ cột và phần “rèm” nan gỗ, không gian trong nhà thờ không chia cắt tầm nhìn ra cảnh vật xung quanh mà chính là một phần của cảnh vật nơi đây.
Cùng với tiết tấu và nhịp điệu của hệ cột và phần “rèm” nan gỗ, không gian trong nhà thờ không chia cắt tầm nhìn ra cảnh vật xung quanh mà chính là một phần của cảnh vật nơi đây.
Mái nhà thờ phủ thấp dài như muốn mỗi người cúi đầu chuẩn bị tâm hồn trước khi bước vào thánh đường. Đây cũng là lối kiến trúc đặc biệt gây ấn tượng về ý nghĩa của mái nhà thờ.
Mái nhà thờ phủ thấp dài như muốn mỗi người cúi đầu chuẩn bị tâm hồn trước khi bước vào thánh đường. Đây cũng là lối kiến trúc đặc biệt gây ấn tượng về ý nghĩa của mái nhà thờ.
Cùng với sự cơ động của các phòng giáo lý, phòng sinh hoạt đa năng và mái hiên rộng bao quanh, không gian thánh lễ có thể mở rộng để đón nhận hơn 3.000 người dự lễ. Nhịp điệu của hệ cột nhà thờ định nghĩa sự mở rộng không gian thánh lễ từ cung thánh ra khỏi đường ranh giới của mái hiên.
Cùng với sự cơ động của các phòng giáo lý, phòng sinh hoạt đa năng và mái hiên rộng bao quanh, không gian thánh lễ có thể mở rộng để đón nhận hơn 3.000 người dự lễ. Nhịp điệu của hệ cột nhà thờ định nghĩa sự mở rộng không gian thánh lễ từ cung thánh ra khỏi đường ranh giới của mái hiên.
Con đường chính vào khuôn viên nhà thờ, đến sân và vào tận nơi dâng lễ không có hàng rào, gờ chắn, bậc thang. Người già và người khuyết tật có thể tự mình vào nhà thờ dự lễ. Mái hiên lớn, vươn rộng nên trẻ em có thể học hành và chơi đùa trong cả hai mùa mưa nắng; hành lang dài thích hợp với những buổi khám bệnh cho cả ngàn người vào những lúc có đoàn từ thiện.
Con đường chính vào khuôn viên nhà thờ, đến sân và vào tận nơi dâng lễ không có hàng rào, gờ chắn, bậc thang. Người già và người khuyết tật có thể tự mình vào nhà thờ dự lễ. Mái hiên lớn, vươn rộng nên trẻ em có thể học hành và chơi đùa trong cả hai mùa mưa nắng; hành lang dài thích hợp với những buổi khám bệnh cho cả ngàn người vào những lúc có đoàn từ thiện.
Mặc dù không phải là người Công giáo nhưng bản thiết kế thực sự thuyết phục được cả hội đồng giám khảo (luận văn đạt điểm tối đa 10/10). Đồ án được chú ý hầu như ngay lập tức, đồng thời được tư vấn hoàn chỉnh thêm từ những vị giáo sư nước ngoài.
Mặc dù không phải là người Công giáo nhưng bản thiết kế thực sự thuyết phục được cả hội đồng giám khảo (luận văn đạt điểm tối đa 10/10). Đồ án được chú ý hầu như ngay lập tức, đồng thời được tư vấn hoàn chỉnh thêm từ những vị giáo sư nước ngoài.
Sau đó, chính các giáo sư này đã tìm được nguồn tài trợ giúp nhà thờ Ka Đơn bước ra khỏi bản vẽ. Giáo sư Finn Geipel cùng các đồng nghiệp thuộc Phân viện kiến trúc trường ĐH Kỹ thuật Berlin đã đỡ đầu cho công trình. Sau đó còn có sự góp tay của quỹ truyền giáo quốc tế Missio Aachen CHLB Đức, Tổng giáo phận Berlin và một cá nhân người Mỹ tên Randy McLaughlin.
Sau đó, chính các giáo sư này đã tìm được nguồn tài trợ giúp nhà thờ Ka Đơn bước ra khỏi bản vẽ. Giáo sư Finn Geipel cùng các đồng nghiệp thuộc Phân viện kiến trúc trường ĐH Kỹ thuật Berlin đã đỡ đầu cho công trình. Sau đó còn có sự góp tay của quỹ truyền giáo quốc tế Missio Aachen CHLB Đức, Tổng giáo phận Berlin và một cá nhân người Mỹ tên Randy McLaughlin.
Khu vực của ban nhạc lễ của nhà thờ. Không gian mở của nhà thờ không phải là điều kiện khó để xử lý âm thanh mà trái lại, khiến âm thanh không bị nhiễu, ồn, nghe rất rõ giữa không gian núi rừng này.
Khu vực của ban nhạc lễ của nhà thờ. Không gian mở của nhà thờ không phải là điều kiện khó để xử lý âm thanh mà trái lại, khiến âm thanh không bị nhiễu, ồn, nghe rất rõ giữa không gian núi rừng này.
Không gian bên trong nhà thờ, nhìn từ bàn hành lễ của cha xứ.
Không gian bên trong nhà thờ, nhìn từ bàn hành lễ của cha xứ.
Nhà thờ lợp ngói đỏ với vật liệu chính xây dựng là gỗ thông địa phương. Chánh điện nhà thờ có không gian gần gũi và thoáng rộng, mà không có sự ngăn cách, tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên ùa vào.
Nhà thờ lợp ngói đỏ với vật liệu chính xây dựng là gỗ thông địa phương. Chánh điện nhà thờ có không gian gần gũi và thoáng rộng, mà không có sự ngăn cách, tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên ùa vào.
Người ta nói nhà thờ Ka Đơn là một công trình hoài thai ở Việt Nam, được cưu mang ở Đức, là biểu tượng sự giao kết giữa văn hóa Churu cùng kiến thức xây dựng ở Âu châu.
Người ta nói nhà thờ Ka Đơn là một công trình hoài thai ở Việt Nam, được cưu mang ở Đức, là biểu tượng sự giao kết giữa văn hóa Churu cùng kiến thức xây dựng ở Âu châu.
Hang đá Noel với trang trí thổ cẩm dân tộc đặc trưng của vùng Ka Đơn này.
Hang đá Noel với trang trí thổ cẩm dân tộc đặc trưng của vùng Ka Đơn này.
Nhà thờ Ka Đơn sở hữu 2 giải thưởng: bản thiết kế của nhà thờ được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh Âu châu vào năm 2011, giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy.
Nhà thờ Ka Đơn sở hữu 2 giải thưởng: bản thiết kế của nhà thờ được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh Âu châu vào năm 2011, giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 được công bố tại thành phố Pavia, Italy.
Nét độc đáo của cách thiết kế còn ở chỗ không có cửa sổ, không có cửa chính, thay vào đó, phần tường nan gỗ và kiếng có thể kéo qua kéo lại. Chính cách vận dụng này giúp nhà thờ có thể được chia nhỏ ra thêm thành hai phòng riêng hai bên hông làm phòng học giáo lý, phòng sinh hoạt đa năng một cách cơ động. Cửa và vách là một. Hệ thống âm thanh, dây điện vì vậy cũng được “giấu” đi một cách tinh tế.
Nét độc đáo của cách thiết kế còn ở chỗ không có cửa sổ, không có cửa chính, thay vào đó, phần tường nan gỗ và kiếng có thể kéo qua kéo lại. Chính cách vận dụng này giúp nhà thờ có thể được chia nhỏ ra thêm thành hai phòng riêng hai bên hông làm phòng học giáo lý, phòng sinh hoạt đa năng một cách cơ động. Cửa và vách là một. Hệ thống âm thanh, dây điện vì vậy cũng được “giấu” đi một cách tinh tế.
Nhà thờ Ka Đơn mất 4 năm xây dựng. Kể từ khi hoàn thành tháng 7/2014 đến nay, nhà thờ đã dần trở thành một nơi tìm đến tham quan của nhiều du khách không chỉ là người có đạo khi có dịp đến Đơn Dương, vì kiến trúc đặc biệt và đầy ý nghĩa nhân văn của nó.
Nhà thờ Ka Đơn mất 4 năm xây dựng. Kể từ khi hoàn thành tháng 7/2014 đến nay, nhà thờ đã dần trở thành một nơi tìm đến tham quan của nhiều du khách không chỉ là người có đạo khi có dịp đến Đơn Dương, vì kiến trúc đặc biệt và đầy ý nghĩa nhân văn của nó.
Khu vực bàn thờ Chúa được trang hoàng gọn ghẽ, giản dị, như chính cuộc sống của người dân tộc nơi đây.
Khu vực bàn thờ Chúa được trang hoàng gọn ghẽ, giản dị, như chính cuộc sống của người dân tộc nơi đây.
Ghế ngồi không có phần tựa lưng, không bàn quỳ, ngoài lý do vì hợp với kiến trúc nhà thờ mộc mạc, còn là sự tính toán để dễ dàng hơn cho phụ nữ dân tộc có thể địu con không vướng víu khi dự lễ. Đối tượng đi lễ nhiều nhất là người già nên các bậc cấp hầu như không tồn tại.
Ghế ngồi không có phần tựa lưng, không bàn quỳ, ngoài lý do vì hợp với kiến trúc nhà thờ mộc mạc, còn là sự tính toán để dễ dàng hơn cho phụ nữ dân tộc có thể địu con không vướng víu khi dự lễ. Đối tượng đi lễ nhiều nhất là người già nên các bậc cấp hầu như không tồn tại.
Trang trí bên trong nhà thờ cũng rất hạn chế và đơn giản, nhường sự tập trung cho các kiến trúc hiện hữu của giáo đường.
Trang trí bên trong nhà thờ cũng rất hạn chế và đơn giản, nhường sự tập trung cho các kiến trúc hiện hữu của giáo đường.
Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thể hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; nhà thờ thì khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo nét riêng của vùng đất này”, như ý tưởng ban đầu của linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.
Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thể hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; nhà thờ thì khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo nét riêng của vùng đất này”, như ý tưởng ban đầu của linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.
Trẻ em người dân tộc quanh vùng rất thích tìm đến đây. Chúng có thể tha hồ vui đùa chung quanh nhà thờ như một tụ điểm sinh hoạt được yêu thích. Trong ảnh là một cậu bé người dân tộc đang chơi trốn tìm bên hông nhà thờ.
Trẻ em người dân tộc quanh vùng rất thích tìm đến đây. Chúng có thể tha hồ vui đùa chung quanh nhà thờ như một tụ điểm sinh hoạt được yêu thích. Trong ảnh là một cậu bé người dân tộc đang chơi trốn tìm bên hông nhà thờ.
Thậm chí, chúng còn đá bóng, hẳn nhiên trong chừng mực cho phép. Điều này cũng cho thấy sự gần gũi, hòa nhập vào cảnh quan thiên nhiên và đời sống chung quanh của nhà thờ Ka Đơn.
Thậm chí, chúng còn đá bóng, hẳn nhiên trong chừng mực cho phép. Điều này cũng cho thấy sự gần gũi, hòa nhập vào cảnh quan thiên nhiên và đời sống chung quanh của nhà thờ Ka Đơn.
Trẻ em người dân tộc đang tập nhạc ở bên hông nhà thờ. Không gian thoáng đãng chung quanh khuôn viên của nhà thờ tỏ ra rất cơ động, phù hợp nhiều hoạt động khác nhau.
Trẻ em người dân tộc đang tập nhạc ở bên hông nhà thờ. Không gian thoáng đãng chung quanh khuôn viên của nhà thờ tỏ ra rất cơ động, phù hợp nhiều hoạt động khác nhau.
Ka Đơn vốn là một xứ đạo nghèo vùng cao thuộc huyện Đơn Dương – Lâm Đồng, đời sống còn khó khăn nên theo lời chia sẻ của cha chánh xứ Giuse Nguyễn Đức Ngọc, “việc xây nhà thờ mới chỉ dám dừng ở mơ ước” nên sự xuất hiện của một công trình kiến trúc hiện đại mà gần gũi này là cả một sự bất ngờ thú vị và diệu kỳ. Và bây giờ thì rất nhiều người tìm đến Đơn Dương, Lâm Đồng chỉ vì muốn tận mắt chứng kiến ngôi giáo đường độc đáo giữa núi rừng này”.
Ka Đơn vốn là một xứ đạo nghèo vùng cao thuộc huyện Đơn Dương – Lâm Đồng, đời sống còn khó khăn nên theo lời chia sẻ của cha chánh xứ Giuse Nguyễn Đức Ngọc, “việc xây nhà thờ mới chỉ dám dừng ở mơ ước” nên sự xuất hiện của một công trình kiến trúc hiện đại mà gần gũi này là cả một sự bất ngờ thú vị và diệu kỳ. Và bây giờ thì rất nhiều người tìm đến Đơn Dương, Lâm Đồng chỉ vì muốn tận mắt chứng kiến ngôi giáo đường độc đáo giữa núi rừng này”.

Bài & ảnh: Sơn Trà

Theo 24hsongxanh.vn

 

Link nguồn: http://24hsongxanh.vn/ngoi-nha-tho-co-mot-khong-hai-o-viet-nam/

Cùng chuyên mục