Ngày bảo tàng, đi tham quan “bảo tàng độc lạ” ở Sài Gòn.

Người ta quen gọi nôm na là bảo tàng thuốc, còn tên đầy đủ của nó là Fito Museum – Bảo tàng Y học cổ truyền và Dược cổ truyền Việt nam.

Đây là bảo tàng có diện tích sử dụng nhỏ nhất Sài Gòn và cũng là một trong những bảo tàng tư nhân hiếm hoi về ngành dược ở Việt Nam.

Địa chỉ: 41 Hoàng Dư Khương , P.12, Q.10. Mở cửa từ 8h30 đến 17h hàng ngày. Giá vé:120.000 đồng/người, trẻ em: 60.000 đồng (dưới 1m2).

Bảo tàng là một căn nhà mặt phố, có một trệt 6 lầu với 18 phòng, tổng diện tích gần 600 mét vuông, nội thất được xây dựng chủ yếu từ nguyên liệu gỗ theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Bảo tàng này đã đưa vào sử dụng được gần 13 năm. Tuy không phải là bảo tàng đình đám, khách du lịch dập dìu như một số nơi khác, nhưng không vì thế, mả Pito lại thiếu đi những sự thú vị của nó. Đặc biệt là những ai quan tâm đến sức khỏe và đồ cổ, mà là đồ cổ liên quan mật thiết đến bảo quản chế biến sử dụng thuốc, với những món rất độc đáo ít có dịp được nhìn thấy ở nơi khác, thì đây là địa chỉ nên đến.
Chủ bảo tàng này vốn có một công ty dược khá lớn, vật dụng trong bảo tàng, ngoài những món liên quan chủ đề chung, còn có những đồ vật thuộc sở hữu riêng khác cũng được trưng bày tại đây. Có một lượng hiện vật đồ sộ được sưu tập, trong đó có những món đồ mà ngay cả các bảo tàng lớn cũng chưa chắc đã có, thí dụ như sách cổ về các bài thuốc quý, xưa của danh y Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác…
Kho sách Hán-Nôm về y học cổ truyền Việt Nam.
Cận cảnh một cuốn sách thuốc cổ đã có hơn trăm năm trước.
Viên thuốc cổ, “Kim Thảo cao”.
Những chiếc ấm dùng để nấu thuốc ở các thế kỷ trước.
Những chiếc chén cổ dùng để uống thuốc qua nhiều thời kỳ, có cái với tuổi đời trên dưới hàng trăm năm.
Cân cổ dùng để cân đo trọng lượng các gói thuốc.
Dụng cụ cán thuốc được đục, đúc với nhiều hình dáng phong phú. Bào tàng này có hẳn một bộ sưu tập đủ loại kích cỡ, hình dạng của dụng cụ này.
Một dụng cụ cán, tán thuốc cổ khác bằng gỗ được tạo hình con thạch sùng.
Bình chứa rượu thuốc xoa bóp, bằng gốm Sài Gòn khoảng thế kỷ 18-19.
Một cái nấm linh chi cổ với kích cỡ khủng được trưng bày trong bảo tàng.
Một chiếc bình gốm có niên đại khoảng thế kỷ trước, dùng để dựng “nước sâm uống mát”.
Gánh sách ngày xưa trông như thế này đây.
Thang thuốc huyền thoại của vua Minh Mạng vốn rất nổi tiếng trong gian dân với câu nói “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.

Sơn Trà

Cùng chuyên mục