Ngắm những cổ vật quý giá ở Sài Gòn suýt bị mất

Bảo tàng lịch sử TP.HCM đang trưng bày 9 pho tượng cổ rất giá trị mà suýt nữa đã thành nạn nhân của chuyện chảy máu cổ vật, ra đi không hẹn ngày trở lại Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm tuổi 90, Bảo tàng lịch sử TP.HCM đã giới thiệu cho công chúng một chuyên đề thú vị về nhiều hiện vật tiêu biểu gắn liền với 3 giai đoạn hình thành và phát triển của bảo tàng, có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày. Trong đó, đáng kể và được trưng bày ngay vị trí trung tâm của bảo tàng phải nói đến bộ sưu tập những cổ vật suýt bị mất cắp trong mấy chục năm qua. Đây là những hiện vật được bảo tàng gìn giữ, bảo quản rất kỹ lưỡng bao lâu nay trong kho lưu trữ, nay lần đầu tiên giới thiệu rộng rãi với công chúng.

Bảo tàng lịch sử TP.HCM là nơi tập trung nhiều cổ vật nhất ở miền Nam.
Bảo tàng lịch sử TP.HCM là nơi tập trung nhiều cổ vật nhất ở miền Nam.
Có tất cả 9 pho tượng cổ được trưng bày ở đây, ngay không gian chính của bảo tàng, trong một gian trưng bày được cách điệu với hình chữ Phạn của nhà Phật.
Có tất cả 9 pho tượng cổ được trưng bày ở đây, ngay không gian chính của bảo tàng, trong một gian trưng bày được cách điệu với hình chữ Phạn của nhà Phật.
Tượng Phật, gỗ sơn, thế kỷ 18. Đây là pho tượng Phật lớn nhất được trưng bày trong gian tượng cổ vật này.
Tượng Phật, gỗ sơn, thế kỷ 18. Đây là pho tượng Phật lớn nhất được trưng bày trong gian tượng cổ vật này.
Pho tượng nhìn nghiêng. Có thể thấy rõ sự khéo tay của người xưa khi tạo tác nên vị Phật bằng gỗ này. Các pho tượng trưng bày ở đây là những hiện vật quý mà Bảo tàng lịch sử TP.HCM tiếp nhận từ nhiều nguồn, từ các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ lại khi cổ vật sắp bị tẩu tán khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Pho tượng nhìn nghiêng. Có thể thấy rõ sự khéo tay của người xưa khi tạo tác nên vị Phật bằng gỗ này. Các pho tượng trưng bày ở đây là những hiện vật quý mà Bảo tàng lịch sử TP.HCM tiếp nhận từ nhiều nguồn, từ các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ lại khi cổ vật sắp bị tẩu tán khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tượng gỗ sơn Quan Âm tống tử, thế kỷ 18 – 19. Công an quận 4 bàn giao năm 1996.
Tượng gỗ sơn Quan Âm tống tử, thế kỷ 18 – 19. Công an quận 4 bàn giao năm 1996.
Tượng Diêm Vương bằng chất liệu gỗ sơn, thế kỷ 20.
Tượng Diêm Vương bằng chất liệu gỗ sơn, thế kỷ 20.
Đây là pho tượng còn giữ được nguyên vẹn mão đội với những chi tiết tạo hình khá sắc sảo. Tượng được Cục An ninh điều tra – Bộ Nội vụ giao năm 1989.
Đây là pho tượng còn giữ được nguyên vẹn mão đội với những chi tiết tạo hình khá sắc sảo. Tượng được Cục An ninh điều tra – Bộ Nội vụ giao năm 1989.
Tượng Phật Chuẩn Đề, gỗ sơn, thế kỷ 16. Công an quận 4 TP.HCM bàn giao năm 1996.
Tượng Phật Chuẩn Đề, gỗ sơn, thế kỷ 16. Công an quận 4 TP.HCM bàn giao năm 1996.
Tượng Bồ Tát, bằng gỗ sơn son thếp vàng, thế kỷ 19. Công an quận 4 TP.HCM bàn giao năm 1996.
Tượng Bồ Tát, bằng gỗ sơn son thếp vàng, thế kỷ 19. Công an quận 4 TP.HCM bàn giao năm 1996.
Tượng Bồ Tát nhìn nghiêng. Những pho tượng ở đây đều là các tượng Việt. Có thể nhận ra điều này qua các tạo hình quen thuộc thường thấy ở các đền chùa miếu mạo ở Việt Nam những thế kỷ trước.
Tượng Bồ Tát nhìn nghiêng. Những pho tượng ở đây đều là các tượng Việt. Có thể nhận ra điều này qua các tạo hình quen thuộc thường thấy ở các đền chùa miếu mạo ở Việt Nam những thế kỷ trước.
Tượng Địa Tạng, gỗ sơn, thế kỷ 19. Cục Thủy sản bàn giao năm 1975.
Tượng Địa Tạng, gỗ sơn, thế kỷ 19. Cục Thủy sản bàn giao năm 1975.
Tượng Tiêu diện đại sĩ, gỗ sơn, thế kỷ 19. Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Nội vụ bàn giao năm 1997.
Tượng Tiêu diện đại sĩ, gỗ sơn, thế kỷ 19. Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Nội vụ bàn giao năm 1997.
Tượng Thánh Mẫu, gỗ sơn, thế kỷ 18. Công an quận 4 TP.HCM bàn giao năm 1996.
Tượng Thánh Mẫu, gỗ sơn, thế kỷ 18. Công an quận 4 TP.HCM bàn giao năm 1996.
Pho tượng gây ấn tượng vì khuôn mặt đầy những nét rạn của thời gian.
Pho tượng gây ấn tượng vì khuôn mặt đầy những nét rạn của thời gian.
Những cổ vật suýt bị “chảy máu” này được bảo tàng tiếp nhận liên tục từ khi tiếp quản năm 1975 đến nay và lưu giữ cẩn thận. 44 năm qua, đây là lần đầu tiên các pho tượng cổ cùng xuất hiện trong một chuyên đề riêng.
Những cổ vật suýt bị “chảy máu” này được bảo tàng tiếp nhận liên tục từ khi tiếp quản năm 1975 đến nay và lưu giữ cẩn thận. 44 năm qua, đây là lần đầu tiên các pho tượng cổ cùng xuất hiện trong một chuyên đề riêng.
Triển lãm mở cửa phục vụ công chúng đến hết ngày 31/3/2020 tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Sài Gòn. Chỉ tốn 30.000 đồng/ vé để vào ngắm các cổ vật quả là cái giá quá rẻ!
Triển lãm mở cửa phục vụ công chúng đến hết ngày 31/3/2020 tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Sài Gòn. Chỉ tốn 30.000 đồng/ vé để vào ngắm các cổ vật quả là cái giá quá rẻ!

Bài & ảnh: Sơn Trà

Theo 24hsongxanh.vn

Cùng chuyên mục