Khám phá một trong những tòa nhà bí ẩn nhất Sài Gòn

Một trong những tòa nhà lâu đời nhất, đẹp nhất của Sài Gòn còn được sử dụng tốt đến nay, luôn gây tò mò cho dân chúng mỗi khi ngang qua trung tâm quận 1 – đó là tòa nhà Tổng lãnh sự Pháp nằm giữa những bóng mát cổ thụ.

Tòa nhà Tổng lãnh sự Pháp được xây dựng từ năm 1872, cùng thời với những tòa nhà chính của Sài Gòn lúc bấy giờ như: Dinh Norodom (1868 – 1873, nay là Dinh Thống Nhất), Bưu điện Thành phố (xây trong khoảng năm 1886 – 1891), Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1863).

Các tài liệu cho biết, thời gian đầu, tòa nhà do thống đốc quân đội của thuộc địa nắm quyền, tiếp đó là chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang ở Nam bộ. Tòa nhà trở thành dinh thự của Đại sứ Pháp vào thời Việt Nam Cộng hòa, sau năm 1945. Từ năm 1975, nơi này được Tổng lãnh sự Pháp nắm quyền.

Gọi là tòa nhà bí ẩn, vì bao lâu nay, tòa nhà 3 mặt tiền có tường cao ở trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Hai Bà Trưng – Lê Duẩn luôn kín cổng, với những cây xanh râm mát như khu rừng nhỏ bên trong, nằm tách biệt hẳn bên ngoài phố xá đông đúc. Chỉ những ai có việc cần liên hệ hoặc thi thoảng trong vài dịp tiệc tùng của Tổng lãnh sự Pháp tổ chức tại đây, người ta mới có dịp vào thăm. Vài năm gần đây, tòa nhà bí ẩn này đã có chủ trương mở cửa ủng hộ Ngày di sản châu Âu.

Vào ngày này hàng năm, tòa nhà Tổng lãnh sự Pháp sẽ mở cửa rộng rãi một ngày để đón khách tham quan, cho những người đã đăng ký trước đó thông qua fanpage hay website của Tổng lãnh sự Pháp. Hẳn nhiên, không thể nào đáp ứng nổi số lượng người quan tâm đến tòa dinh thự tuyệt đẹp, có nhiều dấu ấn liên quan đến lịch sử này.

24h Sống Xanh xin trân trọng giới thiệu những hình ảnh bên trong tòa nhà mà với rất nhiều người, đây là lần đầu tiên được thấy.

Một trong những tòa nhà lâu đời nhất, đẹp nhất của Sài Gòn còn được sử dụng tốt đến nay, luôn gây tò mò cho dân chúng mỗi khi ngang qua trung tâm quận 1 – đó là tòa nhà Tổng lãnh sự Pháp nằm giữa những bóng mát cổ thụ.

Tòa nhà Tổng lãnh sự Pháp được xây dựng từ năm 1872, cùng thời với những tòa nhà chính của Sài Gòn lúc bấy giờ như: Dinh Norodom (1868 – 1873, nay là Dinh Thống Nhất), Bưu điện Thành phố (xây trong khoảng năm 1886 – 1891), Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1863).

Các tài liệu cho biết, thời gian đầu, tòa nhà do thống đốc quân đội của thuộc địa nắm quyền, tiếp đó là chỉ huy cấp cao của lực lượng vũ trang ở Nam bộ. Tòa nhà trở thành dinh thự của Đại sứ Pháp vào thời Việt Nam Cộng hòa, sau năm 1945. Từ năm 1975, nơi này được Tổng lãnh sự Pháp nắm quyền.

Gọi là tòa nhà bí ẩn, vì bao lâu nay, tòa nhà 3 mặt tiền có tường cao ở trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Hai Bà Trưng – Lê Duẩn luôn kín cổng, với những cây xanh râm mát như khu rừng nhỏ bên trong, nằm tách biệt hẳn bên ngoài phố xá đông đúc. Chỉ những ai có việc cần liên hệ hoặc thi thoảng trong vài dịp tiệc tùng của Tổng lãnh sự Pháp tổ chức tại đây, người ta mới có dịp vào thăm. Vài năm gần đây, tòa nhà bí ẩn này đã có chủ trương mở cửa ủng hộ Ngày di sản châu Âu.

Vào ngày này hàng năm, tòa nhà Tổng lãnh sự Pháp sẽ mở cửa rộng rãi một ngày để đón khách tham quan, cho những người đã đăng ký trước đó thông qua fanpage hay website của Tổng lãnh sự Pháp. Hẳn nhiên, không thể nào đáp ứng nổi số lượng người quan tâm đến tòa dinh thự tuyệt đẹp, có nhiều dấu ấn liên quan đến lịch sử này.

24h Sống Xanh xin trân trọng giới thiệu những hình ảnh bên trong tòa nhà mà với rất nhiều người, đây là lần đầu tiên được thấy.

Mặt tiền tòa nhà hướng về đường Lê Duẩn, được bao quanh đầy những cây xanh lâu năm. Dấu ấn của những người kỹ sư hải quân Pháp khi xây tòa nhà này thể hiện ở kiến trúc đặc trưng thời cuối thế kỷ 19 với khung tòa nhà được làm bằng thép và kim loại. Trông tòa nhà không có vẻ gì là đã gần 150 tuổi đời cả.
Mặt tiền tòa nhà hướng về đường Lê Duẩn, được bao quanh đầy những cây xanh lâu năm. Dấu ấn của những người kỹ sư hải quân Pháp khi xây tòa nhà này thể hiện ở kiến trúc đặc trưng thời cuối thế kỷ 19 với khung tòa nhà được làm bằng thép và kim loại. Trông tòa nhà không có vẻ gì là đã gần 150 tuổi đời cả.
Những lối đi quanh tòa nhà được rải sỏi tạo âm thanh vui tai. Ngày di sản châu Âu hàng năm có lẽ là ngày tòa nhà Tổng lãnh sự đón nhiều khách tham quan nhất.
Những lối đi quanh tòa nhà được rải sỏi tạo âm thanh vui tai. Ngày di sản châu Âu hàng năm có lẽ là ngày tòa nhà Tổng lãnh sự đón nhiều khách tham quan nhất.
Toàn bộ khuôn viên dinh thự, gồm tòa nhà và khu vườn, có tổng diện tích 15.000 m2, được xem là khu vườn tư nhân rộng nhất Sài Gòn, được sử dụng để tổ chức các buổi tiệc quan trọng của Tổng lãnh sự quán Pháp, có thể chứa đến 1.500 người.
Toàn bộ khuôn viên dinh thự, gồm tòa nhà và khu vườn, có tổng diện tích 15.000 m2, được xem là khu vườn tư nhân rộng nhất Sài Gòn, được sử dụng để tổ chức các buổi tiệc quan trọng của Tổng lãnh sự quán Pháp, có thể chứa đến 1.500 người.
Một chiếc bình gốm cổ được dùng làm vật trang trí trên ô cửa của tòa nhà. Dinh thự này còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý hiếm từ trăm năm qua.
Một chiếc bình gốm cổ được dùng làm vật trang trí trên ô cửa của tòa nhà. Dinh thự này còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý hiếm từ trăm năm qua.
Toàn bộ tòa nhà có 64 cửa sổ lấy sáng và thông khí, là một trong những tòa nhà cổ có nhiều cửa sổ nhất của Sài Gòn.
Toàn bộ tòa nhà có 64 cửa sổ lấy sáng và thông khí, là một trong những tòa nhà cổ có nhiều cửa sổ nhất của Sài Gòn.
Người ta có thể gặp rất nhiều đồ cổ được trưng bày ở đây, trên, trong những chiếc tủ gỗ cổ được chạm trỗ, điêu khắc đẹp đẽ, tinh xảo.
Người ta có thể gặp rất nhiều đồ cổ được trưng bày ở đây, trên, trong những chiếc tủ gỗ cổ được chạm trỗ, điêu khắc đẹp đẽ, tinh xảo.
Các pho tượng Phật cổ bằng gỗ, gốm sứ cổ hiện đang đảm nhiệm vai trò trang trí cho các bệ cửa khiến không gian tòa nhà như một bảo tàng cổ vật thu nhỏ.
Các pho tượng Phật cổ bằng gỗ, gốm sứ cổ hiện đang đảm nhiệm vai trò trang trí cho các bệ cửa khiến không gian tòa nhà như một bảo tàng cổ vật thu nhỏ.
Bao quanh tòa nhà là một hành lang cao thoáng, có mái che rộng. Kiến trúc này rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới, hành lang lấy sáng, ngăn mưa tạt này còn gây ấn tượng với nền là những hoa văn gạch bông đặc trưng của thế kỷ trước, còn giữ được mới mà nay đã là của hiếm.
Bao quanh tòa nhà là một hành lang cao thoáng, có mái che rộng. Kiến trúc này rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới, hành lang lấy sáng, ngăn mưa tạt này còn gây ấn tượng với nền là những hoa văn gạch bông đặc trưng của thế kỷ trước, còn giữ được mới mà nay đã là của hiếm.
Tổng lãnh sự Pháp – ông Vincent Floreani, cho biết Ngày di sản châu Âu là dịp những tòa nhà di sản lịch sử mở cửa để du khách tham quan và tìm hiểu. Tư dinh Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM cũng mở cửa cho khách tham quan. Điều này đã được duy trì trong 6 năm qua và sẽ cố gắng duy trì tiếp tục trong tương lai.
Tổng lãnh sự Pháp – ông Vincent Floreani, cho biết Ngày di sản châu Âu là dịp những tòa nhà di sản lịch sử mở cửa để du khách tham quan và tìm hiểu. Tư dinh Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM cũng mở cửa cho khách tham quan. Điều này đã được duy trì trong 6 năm qua và sẽ cố gắng duy trì tiếp tục trong tương lai.
Cầu thang xoắn ốc của ngôi nhà là một điểm nhấn đặc biệt, là cầu thang duy nhất ở Sài Gòn làm từ chính vật liệu tháo dỡ một con tàu chiến của Pháp. Nó có thể tháo rời để di chuyển đến địa điểm khác trong trường hợp cần thiết.
Cầu thang xoắn ốc của ngôi nhà là một điểm nhấn đặc biệt, là cầu thang duy nhất ở Sài Gòn làm từ chính vật liệu tháo dỡ một con tàu chiến của Pháp. Nó có thể tháo rời để di chuyển đến địa điểm khác trong trường hợp cần thiết.
Tòa nhà có kiến trúc Pháp đặc trưng này gây ấn tượng vì hai pho tượng Phật cũ ở phía khuôn viên phía sau tòa nhà, hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hai pho tượng này được một phụ nữ người Pháp tặng cho Tổng lãnh sự quán từ năm 1960 sau khi bà quay về Pháp , muốn 2 pho tượng này không rời khỏi Việt Nam và đề nghị nơi đây phải gìn giữ kỹ lưỡng.
Tòa nhà có kiến trúc Pháp đặc trưng này gây ấn tượng vì hai pho tượng Phật cũ ở phía khuôn viên phía sau tòa nhà, hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai. Hai pho tượng này được một phụ nữ người Pháp tặng cho Tổng lãnh sự quán từ năm 1960 sau khi bà quay về Pháp , muốn 2 pho tượng này không rời khỏi Việt Nam và đề nghị nơi đây phải gìn giữ kỹ lưỡng.
Tòa nhà hình chữ nhật, được bao quanh bởi khuôn viên rộng 1,5 hecta, được xây dựng theo kiến trúc Pháp và vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Có 3 cửa chính vào tòa nhà, với 64 cửa sổ. Tòa nhà được đại trùng tu vào năm 1959 và gần đây là trong hai năm từ 1998 – 1999 do công ty Glauser thực hiện. Với tinh thần tôn tạo và gìn giữ, không gian kiến trúc, diện mạo của dinh vẫn giữ đúng theo nguyên bản và có rất ít sửa đổi so với bản thiết kế gốc.
Tòa nhà hình chữ nhật, được bao quanh bởi khuôn viên rộng 1,5 hecta, được xây dựng theo kiến trúc Pháp và vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Có 3 cửa chính vào tòa nhà, với 64 cửa sổ. Tòa nhà được đại trùng tu vào năm 1959 và gần đây là trong hai năm từ 1998 – 1999 do công ty Glauser thực hiện. Với tinh thần tôn tạo và gìn giữ, không gian kiến trúc, diện mạo của dinh vẫn giữ đúng theo nguyên bản và có rất ít sửa đổi so với bản thiết kế gốc.
Pho tượng Phật vẫn được nhân viên người Việt ở tòa nhà hương khói đều đặn, khiến khu vườn rậm cây xanh của tòa nhà thêm phần huyền bí, tâm linh.
Pho tượng Phật vẫn được nhân viên người Việt ở tòa nhà hương khói đều đặn, khiến khu vườn rậm cây xanh của tòa nhà thêm phần huyền bí, tâm linh.
Bia kỷ niệm trận vong chiến sĩ. Đây là các bia mộ không hài cốt đặt ở cuối khu vườn trong khuôn viên dinh thự Pháp có tính tưởng nhớ.
Bia kỷ niệm trận vong chiến sĩ. Đây là các bia mộ không hài cốt đặt ở cuối khu vườn trong khuôn viên dinh thự Pháp có tính tưởng nhớ.
Trên tấm bia có khắc biểu tượng Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do thái giáo, với ý nghĩa binh lính chiến đấu trong cuộc chiến tại Việt Nam không quan trọng quốc tịch nào, tôn giáo nào, đều sẽ được tưởng nhớ. Dòng chữ tiếng Pháp đề trên bia mộ ghi rõ tưởng nhớ cả chiến sĩ Pháp và Việt Nam.
Trên tấm bia có khắc biểu tượng Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do thái giáo, với ý nghĩa binh lính chiến đấu trong cuộc chiến tại Việt Nam không quan trọng quốc tịch nào, tôn giáo nào, đều sẽ được tưởng nhớ. Dòng chữ tiếng Pháp đề trên bia mộ ghi rõ tưởng nhớ cả chiến sĩ Pháp và Việt Nam.
Công trình này được xây vào năm 1872 do những kĩ sư của Hải quân Pháp, được xem là một trong những tòa nhà có kiến trúc Pháp cổ xưa nhất của Sài Gòn.
Công trình này được xây vào năm 1872 do những kĩ sư của Hải quân Pháp, được xem là một trong những tòa nhà có kiến trúc Pháp cổ xưa nhất của Sài Gòn.
Công trình này được xây vào năm 1872 do những kĩ sư của Hải quân Pháp, được xem là một trong những tòa nhà có kiến trúc Pháp cổ xưa nhất của Sài Gòn.
Công trình này được xây vào năm 1872 do những kĩ sư của Hải quân Pháp, được xem là một trong những tòa nhà có kiến trúc Pháp cổ xưa nhất của Sài Gòn.

Ngày di sản châu Âu là ý tưởng của Bộ Văn hóa Pháp, đưa ra năm 1984 với tên gọi Ngày hội mở cửa cho những di sản lịch sử. Trong ngày này, các di sản mà bình thường chỉ dùng cho mục đích hành chính, ngoại giao, kinh tế… sẽ được mở cửa cho du khách tham quan. Ngày hội di sản hiện nay diễn ra ở gần 50 quốc gia. Và trong tương lai, người ta đang hy vọng sẽ được hưởng ứng nhiều ở Việt Nam, vốn có rất nhiều tòa công thự có kiến trúc đẹp đẽ từ lâu dân chúng luôn mong muốn được tham quan, chiêm ngưỡng.

Bài & ảnh: L.M.Hạ

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

 

Cùng chuyên mục