Hệ thống này hiện đã kết nối tới hơn 12.000 (gần 100%) cơ sở KCB BHYT từ tuyến xã đến trung ương. Hệ thống có thể kiểm tra tự động 100% các hồ sơ yêu cầu thanh toán theo các quy tắc giám định, theo dõi phát hiện được tình trạng lạm dụng thẻ BHYT, chỉ định quá mức cần thiết. Ứng dụng phần mềm cũng giúp bác sĩ kiểm tra quá trình KCB của bệnh nhân; chia sẻ thông tin, theo dõi diễn biến bệnh tật, kết quả xét nghiệm, các thuốc được chỉ định điều trị…

Khám chữa bệnh BHYT tại Viện Tim TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Khám chữa bệnh BHYT tại Viện Tim TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Mặc dù tỉ lệ bao phủ BHYT ở Việt Nam cao và đồng đều giữa các địa phương nhưng theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong 90% dân số có thẻ BHYT, số lượng người dân được nhà nước hỗ trợ từ ngân sách chiếm tỉ trọng rất cao (hơn 60%). Người dân được tham gia BHYT nhưng chất lượng dịch vụ y tế cho vùng sâu, vùng xa vẫn chưa cao, dẫn đến có sự chênh lệch về hưởng lợi của dịch vụ BHYT. Ngoài ra, với khoảng 10% dân số chưa tham gia BHYT cần vận động, tuyên truyền, làm sao để đối tượng này có thể tham gia vào hệ thống BHYT, giúp nguồn quỹ tăng lên. Ông Lợi cũng cho rằng Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 cho phép mức đóng BHYT tối đa là 6% lương cơ sở, tuy nhiên việc điều chỉnh này cần có lộ trình để tránh gây áp lực cho người dân.

D.Thu

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

 

Link nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/can-co-lo-trinh-dieu-chinh-muc-dong-bhyt-2020010121315118.htm