Cận cảnh mũ thượng triều, kiếm vàng và bảo vật cung đình

Các tư liệu, cổ vật trong trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử” ghi đậm dấu ấn nước Đại Việt.

Trưng bày "Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử" khai mạc sáng 20/6 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Chương trình do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng TP Hà Nội và các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ thực hiện. Trong ảnh là đầu rồng, đất nung thế kỷ 10-11. Đây là vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy ở Hoa Lư, Ninh Bình. Nguồn: Bảo tàng Ninh Bình
Trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử” khai mạc sáng 20/6 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Chương trình do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng TP Hà Nội và các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ thực hiện. Trong ảnh là đầu rồng, đất nung thế kỷ 10-11. Đây là vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy ở Hoa Lư, Ninh Bình. Nguồn: Bảo tàng Ninh Bình
Hơn 100 tư liệu, cổ vật phản ánh lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc, tương ứng với đó là tên nước, kinh đô trong từng giai đoạn lịch sử. Trong ảnh là cột khắc kinh phật đỉnh Tôn Thắng Đà la ni do Đinh Liễn dựng năm 973. Nội dung ngoài bài kinh phật đỉnh Tôn thắng Đà la ni, còn ghi việc Đinh Liễn đã dựng 100 cột kinh để cầu siêu cho em trai và cầu chúc cho Đại Minh Thắng Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) mãi mãi giữ trấn trời Nam, giữ yên ngôi báu. Hiện vật tìm thấy ở Hoa Lư, Ninh Bình. Nguồn: Bảo tàng Ninh Bình
Hơn 100 tư liệu, cổ vật phản ánh lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc, tương ứng với đó là tên nước, kinh đô trong từng giai đoạn lịch sử. Trong ảnh là cột khắc kinh phật đỉnh Tôn Thắng Đà la ni do Đinh Liễn dựng năm 973. Nội dung ngoài bài kinh phật đỉnh Tôn thắng Đà la ni, còn ghi việc Đinh Liễn đã dựng 100 cột kinh để cầu siêu cho em trai và cầu chúc cho Đại Minh Thắng Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) mãi mãi giữ trấn trời Nam, giữ yên ngôi báu. Hiện vật tìm thấy ở Hoa Lư, Ninh Bình. Nguồn: Bảo tàng Ninh Bình
Những tư liệu, cổ vật còn ghi đậm dấu ấn cội nguồn văn hóa và thể hiện khát vọng độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt. Trong ảnh là hình rồng trang trí trong ô tròn, chất liệu gốm men trắng, thế kỷ 11-13. Vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Những tư liệu, cổ vật còn ghi đậm dấu ấn cội nguồn văn hóa và thể hiện khát vọng độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt. Trong ảnh là hình rồng trang trí trong ô tròn, chất liệu gốm men trắng, thế kỷ 11-13. Vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Đầu tượng người, chất liệu gốm men nâu, thế kỷ 11-13, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Đầu tượng người, chất liệu gốm men nâu, thế kỷ 11-13, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Phù điêu trang trí hình rồng, chất liệu đất nung thế kỷ 11-13. Đây là vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Phù điêu trang trí hình rồng, chất liệu đất nung thế kỷ 11-13. Đây là vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Đạn đá thế kỷ 14-15. Hiện vật khai quật tại khu di tích Nhà Hồ, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
Đạn đá thế kỷ 14-15. Hiện vật khai quật tại khu di tích Nhà Hồ, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
Sách vàng Lễ lên ngôi Hoàng đế của vua Gia Long (1806). Sưu tập hiện vật cung đình Huế. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Sách vàng Lễ lên ngôi Hoàng đế của vua Gia Long (1806). Sưu tập hiện vật cung đình Huế. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Kiếm bằng vàng, kim loại. Hiện vật là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí của quốc gia. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Kiếm bằng vàng, kim loại. Hiện vật là biểu trưng của vương quyền, là trọng khí của quốc gia. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Mộc bản triều Nguyễn ghi chép Chiếu dời Đô của Lý Công Uẩn năm 1010. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
Mộc bản triều Nguyễn ghi chép Chiếu dời Đô của Lý Công Uẩn năm 1010. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
Đầu phượng bằng đất nung thế kỷ11-13. Vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội
Đầu phượng bằng đất nung thế kỷ11-13. Vật liệu trang trí kiến trúc, tìm thấy trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội
Mũ thượng triều, chất liệu vàng, đá quý, san hô, niên đại thế kỷ 19-20. Mũ thường sử dụng mỗi khi vua thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ kháng tiết của nhà nước, hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ, tôn miếu, tổ tong. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Mũ thượng triều, chất liệu vàng, đá quý, san hô, niên đại thế kỷ 19-20. Mũ thường sử dụng mỗi khi vua thiết triều, giải quyết các vấn đề lớn của quốc gia, thực hiện các nghi lễ kháng tiết của nhà nước, hoặc yết kiến sứ giả các nước bang giao, thực hiện các nghi lễ, tôn miếu, tổ tong. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Tượng rồng, niên hiệu Thiệu Trị năm 1842, thuộc sưu tập hiện vật cung đình Huế. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Tượng rồng, niên hiệu Thiệu Trị năm 1842, thuộc sưu tập hiện vật cung đình Huế. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Minh Châu
Theo Zing.vn

Cùng chuyên mục