Người giữ lửa cho làng gốm qua hai thế kỷ

Tới làng gốm Thanh Hà, Hội An, không ai không biết đến bà, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Được của làng gốm cổ này. Chỉ cần hỏi thăm ai đó bất kỳ là được chỉ ngay lập tức đường đến nhà bà.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được
Nghệ nhân Nguyễn Thị Được

Hình ảnh thú vị

Một  hình ảnh thú vị gây ấn tượng với du khách mỗi khi đến làng Thanh Hà, đó là bà cụ già tóc bạc phơ miệng cười móm mém ngồi trên chiếc ghế đòn, chuốt bàn xoay tạo hình những chiếc bình gốm.Bện cạnh là những đứa cháu cố,  tay vịn tường giữ thế, chân đứng chân đạp cái bàn xoay cho nó quay được liên tục để bà chuốt gốm.Bà luôn luôn nhiệt tình mời khách ghé thăm cùng chuốt, xoay gốm với mình và vẫn khéo léo thoăn thoắt rất nhuần nhuyễn bên bàn xoay để tạo hình cho gốm.

Mười năm nay,lần nào có dịp đến làng gốm, tôi cũng đều ghé thăm bà một cách thầm lặng. Lần nào đến cũng mừng thiệt mừng vì thấy bà còn ngồi miệt mài bên bàn xoay là biết bà còn khỏe mạnh. Đến độ có người đùa: bà còn sống là làng gốm vẫn còn. Và vô hình chung, bà như là biểu trưng cho cái làng nghề quá đỗi thăng trầm bên dòng sông Thu Bồn này. Bà, người nghệ nhân cao tuổi nhất cùa làng gốm Thanh Hà và cũng là nghệ nhân nổi tiếng nhất của làng này, vẫn còn đều đặn chuốt gốm mỗi ngày khi đã ở tuổi xưa nay hiếm: 95.

Một đời bên đất và bàn xoay

Nay nhân dịp thực hiện cuốn sách  này,người đầu tiên mà tôi nghĩ đến là bà. Người già như lá vàng trên cây, mới lần gặp trước hồi năm ngoái đây thấy bà còn cần mẫn ngồi chuốt gốm, biểu diễn cho khách xem. Mấy tháng nay nghe tin sức khỏe bà đã yếu hơn, càng có lý do thôi thúc tôi trở lạiHội An, đến ngôi nhà bên sông quen thuộc dưới gốc đa ấy.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được

Bà sức khỏe đã yếu, nên mới tạm ngưng. Lần đầu tiên tôi thấy bà nằm nghỉ, vì đã quá quen hình ảnh miệt mài bên gốm bao lâu nay rồi. Không đủ khỏe để ngồi bàn gốm nữa, đôi lúc có hơi lãng tí xíu, nhưng trò chuyện vẫn còn nhớ nhiều thứ lắm. Và chỉ nhớ gốm thôi.

Bà ơi khỏe không bà?

Cũng khỏe khỏe rứa con à. Thấy có khách tới nhà là khỏe.

Bà có ăn được không?

Chừ hết răng rồi, còn nướu thôi, lâu ni toàn en cái chi mềm mềm. Sáng sáng en 5 ngàn bạc chố là được rồi.Chỉ lo en no được ngày 3 bữa để lồm thôi.

Chừ  già rồi mệt,bà có thèm làm gốm nữa không?

Cũng thèm chớ. Mấy đứa cháu hắn không cho thôi chớlâu lâu bà muốn ra lồm xí cho hén đỡ nhớ.Học nghề ni phải kiên trì, học phải lồm liên tục, không thì tay cứng khó lồm.

Nghề ni giàu không bà?

Không mô con. Có lồm thì có en thôi con. Hồi chưa có khách Tây du lịch tới mua thì cực, khổ hơn xí.

Ngồi hoài có bị đau lưng không bà?

Có chớ. Mà không lồm thì bạn hàng họ đợi.Sau ni thì khách du kịch. Tây có, Hàn quốc có, không ngồi lồm thì reng họ biết mà mua đồ cho bà chớ.

Lúc rảnh bà có đi chơi chi không?

Không con ơi, ngồi ở nhà một chỗ lồm không hết việc, thời gian mô mà đi chơi mi.

“Có những hôm khách đông, cứ đòi ra ngoài ngồi làm phụ. Không đủ sức ngồi vô bàn gốm thì bắc ghế ra trước hiên nhìn khách rứa đó.” Chị Vân,cháu  nội bà ngồi cạnh, kể. (Các con bà đã mất từ lâu,bà  chỉ có 2 cháu nội là chị Vân và anh Sơn, cũng là hai người được bà truyền nghề).“Thì xưa chừ trong đầu bà chỉ có gốm và gốm thôi mà, nên chừ nghĩ tới chi, thì cũng là gốm!”

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được

Giữ lửa nghề và 5 đời theo gốm

Lúc trước bà hay làm gốm hàng gia dụng để bỏ mối cho bạn hàng gần xa. Hồi đó dù đã ở tuổi U80,mỗi tháng bà vẫn có  thể làm ra cả ngàn sản phẩm gốm, trong đó có những loại yêu cầu kỹ thuật tạo tác cao mà chỉ có những thợ gốm giàu kinh nghiệm như bà mới chuốt được. Khi  du lịch Hội An phát triển, làng nghề gốm được quy hoạch, thì bà nghỉ làm kiểu bỏ mối cho bạn hàng, vì thấy cách làm bán sức đó, làm có nhiều cách mấy cũng không đáng với sức bà bỏ ra theo kiểu lấy công làm lời. Thử nghĩ mà xem, kéo nặn  những cái hũ to tốn sức lắm, nhất là khi bà bắt đầu có tuổi. Nên bà suy nghĩ làm hướng khác cho gốm, không ngồi làm từng món hàng nữa mà nâng cấp gốm lên,làm thành nhiều món hàng gia dụng, trang trí, lưu niệm khác nhau thì mới sống được.Chị Vân kể đầy tự hào về bà. “Xưa  thợ làm gốm chỉ quen nặn con heo với bùng binhvà mấy thứ quen thuộc, chứ không mấy ai nghĩ thêm, nặn những thứ khác, phong phú, to lớn như bà.”

NGHE NHAN NGUYEN THI DUOC

Bà Được đã cùng cháu nội trai của mình-anh Nguyễn Văn Sơn tạo ra một loại hình sản phẩm riêng của làng gốm, hay đúng hơn là riêng của gia đình bà. Bà chuốt gốm tạo hình trên bàn xoay, cháu traibà đắp nổi, sơn màu thành nhiều tác phẩm nghệ thuật trông lạ mắt như  bình gốm bao quanh là hình dáng nhà cổ Hội An đắp nổi với đủ kích cỡ, bình gốm có miệng hình cổ áo, nón lá, đắp nổi hình rồng cuộn, đèn gốm áp tường, chân tiện… Nhờ thế, những sản phẩm gốm đã được thổi thêm một chân dung khác, đẹp đẽ mới mẻ hơn, nâng  tầm giá trị cao hơn cho gốm, khi biên độ giá từ vài chục đến vài trăm và cả tiền triệu.

Nghệ nhận Nguyễn Thị Được

Đôi bàn tay người giữ lửa

Tôi ngắm đôi bàn tay bà rất nhiều lần. Nó rất khác đôi bàn tay của những người cao tuổi khác. Bàn tay hãy còn thanh xuân lắm, rất trẻ so với khuôn mặt và tuổi tác của bà. Thường tuổi quá 50 người ta đã chớm đồi mồi, tuổi 60,70 tay có đồi mồi là rất bình thường. Nhưng đôi bàn tay tuổi 95 ấy lại trắng trẻo mịn màng như thể nó là nơi lão hóa chậm nhất của bà. Đôi bàn tay tảo tần theo mẹ từ năm 14,15 tuổi, đến khi chồng rồi các con đều mất, một thân một mình lo cho các cháu nội, dựng vợ gả chồng rồi bà vẫn còn nuôi, cả khi có cháu chắt cũng lo toan, cho cả một gia tài là nghề nghiệp và bí quyết làm nghề.

Chị Vân cười lý giải: “Chắc do bà dùng tay nhào nặn đất quá nhiều quá lâu, có những chất trong đất sét, trong gốm nó giúp đôi tay bà ít già đi so với tuổi”.
Chị Vân cười lý giải: “Chắc do bà dùng tay nhào nặn đất quá nhiều quá lâu, có những chất trong đất sét, trong gốm nó giúp đôi tay bà ít già đi so với tuổi”.

Nhìn đôi bàn tay ấy, cũng đủ biết đó là người đã một đời gắn bó miệt mài không ngơi nghỉ với nghề.

5 đời  lửa miệt mài cho làng gốm

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được

Nghe kể rằng tộc Nguyễn Văn của bà cũng có nhiều thợ giỏi được triều đình nhà Nguyễn tuyển vào làm ở tượng ở Huế. Từ hồi 14, 15 tuổi bà đã theo mẹ, một người thợ khéo tay của làng  làm gốm, đã biếtlàm thợ chuốt. Cái nghề hồn nhiên bà đeo bên mình từ những ngày nhỏ vô tư, ngờ đâu là nghiệp,nặngmang cho đến tận bây giờ. Sống qua 2 thế kỷ, chứng kiến bao nhiều bể dâu thăng trầm của thời cuộc, bà nếm đủ ngọt bùi cay đắng của nghề làm thợ gốm.  Từ hồi xa xưa khi làng gốm tản cư kháng chiến hay  lúcnhững sản phẩm gốm của làng bị bỏ quên, khó tiêu thụ của những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước, cả làng teo tóp lại chỉ có lưa thưa vài nhà  sản xuất cầm chừng…Thăng trầm, tan tác rồi tụ lại theo những thay đổi của thời cuộc. Biết bao người bỏ xứ đi, bà và cháu giữ làng giữ lửa, đến bây giờ cuộc sống cũng tạm ổn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được

Cũng biết người già rồi khó tránh khỏi quy luật sinh tử. Nhưng vẫn mong bà, người giữ lửa cho làng được thêm nhiều sức khỏe.Mừng vì gia đình bà đã có đến đời thứ 5 theo nghề. Bà cũng là người giữ được bí quyết và có thể trực tiếp truyền dạy chuốt gốm loại lớn ở Thanh Hà.Những tác phẩm gốm có phần khác lạ và ngộ nghĩnh của chàng trai trẻ gọi là cháu cố của bà trưng bày trong nhà, bên dưới gốc đa đã cho thấy sự tận tụy một đời với gốm của bà sẽ có hậu duệ tiếp nối ngon lành.

Trăm năm sống ở đời, bền bỉ thủy chung với cái nghề giản dị mà thăng trầm qua bao biến đổi bể dâu như bà, chừ còn mấy ai đâu!

Lê Minh Hạ

Cùng chuyên mục