Top 10 các vấn đề nổi cộm nhất về môi trường 2019
Theo Liên Hợp Quốc, chúng ta vẫn còn 12 năm nữa để hạn chế các vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hành tinh. Nếu bạn chưa quyết định đặt ra danh sách những việc cần làm trong năm mới, tại sao không bắt đầu với việc lưu tâm về môi trường? Dưới đây là top 10 những vấn đề môi trường mà mọi người nói đến nhiều nhất trong năm 2019.
Đại dương và rác thải nhựa
Ô nhiễm nước đã là một mối quan tâm về môi trường trong một thời gian và vẫn tiếp tục vào năm 2020. Có rất nhiều chất ô nhiễm và chất gây ô nhiễm đe dọa nước biển. Ô nhiễm nước không chỉ ảnh hưởng đến động vật hoang dã biển, nước uống, mà còn gây căng thẳng về tài chính trong khai thác các tài nguyên. Nhựa là một nguyên nhân thực sự gây ô nhiễm các đại dương trên thế giới. Khi mọi người mua các sản phẩm nhựa, khoảng một nửa trong số đó thải ra các đại dương. Trên thực tế, ước tính mỗi năm đã có 8 triệu tấn nhựa trong đại dương và hệ sinh thái.
Nạn phá rừng
Thực vật đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và hành tinh của chúng ta. Con người và động vật đều phụ thuộc vào thực vật để sinh tồn.
Việc phá rừng và rừng rậm nhanh chóng đã là điều cần quan tâm trong năm 2019. Khai thác gỗ bất hợp pháp là một mối quan tâm nghiêm trọng vì nó làm giảm các khu rừng ở mức báo động. Phá rừng đóng góp tới 15% lượng khí thải nhà kính.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí được coi là một kẻ giết người thầm lặng nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 7 triệu người là nạn nhân của những cái chết liên quan đến không khí bị ô nhiễm. Ô nhiễm không khí làm suy yếu tầng ozone, đe dọa động vật hoang dã và gây ra các vấn đề sức khỏe. Những người sống ở thành phố hoặc khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao có nhiều khả năng mắc ung thư phổi. Con người cần chịu trách nhiệm về ô nhiễm không khí và tạo ra sự thay đổi trước khi quá muộn.
Biến đổi khí hậu: Nước biển dâng cao
Trừ khi bạn sống vô tâm, bạn hẳn đã nghe thấy mọi người nói về mối đe dọa khi mực nước các đại dương đang dâng cao. Năm 2019, điều này đã là một mối quan tâm lớn. Trong những năm 1990, mực nước biển đã tăng khoảng 1,1 mm mỗi năm trong suốt thập kỷ. Hiện tại, mực nước biển đang tăng lên khoảng 3,1 mm mỗi năm. Đây có vẻ là một con số nhỏ đối với nhiều người, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là con số đã tăng gấp ba lần chỉ trong vài thập kỷ. Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng cho vấn đề này, nếu chúng ta cắt giảm được lượng khí thải nhà kính.
Chất lượng và cung cấp nước
Các đại dương trên thế giới đang gặp nguy hiểm do nhựa, sự cố tràn dầu và các chất ô nhiễm khác. Chất lượng nước uống và nguồn cung cấp cũng đang bị ảnh hưởng. Một số khu vực trên thế giới đã bị thiếu hụt nước chất lượng và nguồn cung cấp nước. Sự suy giảm chất lượng nước uống dẫn đến tiêu thụ nước đóng chai. Ở những vùng có ít tài nguyên hơn, nước đóng chai có thể không khả thi, có thể gây mất nước và bệnh tật.
Sự suy giảm nguồn cung cấp nước cũng ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp. Các chất ô nhiễm dư thừa làm cạn kiệt nước dinh dưỡng và ảnh hưởng đến cây trồng.
Sản xuất lương thực
Các vấn đề môi trường cũng ảnh hưởng toàn bộ đến sản xuất thực phẩm. Khí thải nhà kính và ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến cách mùa màng gieo trồng. Thay đổi nhiệt độ cực đoan dẫn đến sự thay đổi trong đất và không khí, ảnh hưởng đến cây trồng.
Việc thiếu nguồn cung cấp nước đáng tin cậy cũng ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp. Mặc dù sản xuất thực phẩm sẽ tác động đến các khu vực tài nguyên thấp, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nó sẽ làm tăng chi phí thức ăn cho mọi người và trong trường hợp cực đoan dẫn đến nạn đói.
Người tị nạn khí hậu
Người tị nạn khí hậu không phải là một thuật ngữ bạn thường nghe thấy, nhưng vào năm 2019, đã có nhiều nhận thức hơn về vấn đề này. Khi mực nước biển tiếp tục tăng, 2 tỷ người sẽ phải rời khỏi nhà vào năm 2100. Đây là một phần năm dân số thế giới sống trên bờ biển của thế giới. Tạo ra nhận thức về người tị nạn khí hậu hết sức quan trọng. Nếu ngày càng nhiều xã hội và chính phủ thừa nhận thực tế này, chúng ta có thể ngăn chặn được vấn đề người tị nạn khí hậu.
Đa dạng sinh học
Mọi người đều biết hệ sinh thái hoạt động theo một chu kỳ của riêng nó. Đa dạng sinh học tồn tại trong mỗi khu vực riêng biệt khiến mỗi hệ sinh thái trở nên độc đáo. Các vấn đề môi trường đe dọa đa dạng sinh học của thế giới. Nếu khí thải nhà kính, sự nóng lên toàn cầu và nạn phá rừng không thể dừng lại, hàng tỷ loài động vật đang trên đường bị tuyệt chủng. Nhưng nếu chỉ một cá nhân thực hiện các bước nhỏ để giảm lượng khí thải carbon của bản thân, cũng có thể tạo ra tác động tích cực đến đa dạng sinh học.
Bệnh do khí hậu
Các vấn đề môi trường không chỉ làm tăng các bệnh có liên quan đến ô nhiễm không khí. Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng không khí. Những thay đổi cực đoan của khí hậu có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thậm chí có thể lây lan các bệnh như sốt rét. Các bệnh liên quan đến khí hậu có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền, khoảng 4 tỷ đô la vào năm 2030. May mắn thay, tạo ra nhận thức về vấn đề này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh. Ngày càng có nhiều chính phủ nhận thức được vấn đề này và thực hiện các bước cần thiết.
Cháy rừng
Cháy rừng đã ở mức cao nhất mọi thời đại trong vài năm qua. Biến đổi khí hậu một cách cực đoan là thủ phạm đằng sau những vụ cháy rừng này. Nhiệt độ tăng cao đang khiến nhiều nơi trở nên nóng hơn. Nó làm cạn kiệt đất ẩm, khiến dễ gây ra hỏa hoạn. Sự thay đổi khí hậu cũng có thể dẫn đến hạn hán, cũng là nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng. Cháy rừng thủ tiêu con người, động vật hoang dã và gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn cháy rừng cũng là một trong những điều rất quan trọng.
Hy Lam
Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh