Tầng ozone “đang phục hồi” nhưng có nên mừng vội?

Các nhà khoa học vừa xác nhận tầng ozone của trái đất đang có dấu hiệu tự chữa lành – một tin tích cực trong bối cảnh cả thế giới đau đầu với dịch bệnh Covid-19 chưa có hồi kết.

Nghị định thư Montreal được ký kết vào năm 1987 với mục tiêu bảo vệ tầng ozone và giúp nó tự sửa chữa. Một nghiên cứu được công bố gần đây xác nhận hiệp ước này có hiệu quả.

Tình trạng giảm sút tầng ozone dự đoán sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất.

Gia tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất

Tầng ozone là một khu vực trong tầng bình lưu của trái đất, hấp thụ đến 99% các bức xạ cực tím của mặt trời, ngăn không cho bức xạ chiếu vào bề mặt trái đất. Nó chứa nồng độ ozone cao (O3) liên quan đến các phần khác của khí quyển, mặc dù vẫn còn nhỏ so với các loại khí khác trong tầng bình lưu.

Vì tầng ozone hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, tình trạng giảm sút tầng ozone dự đoán sẽ làm gia tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm cả gia tăng bệnh ung thư da. Đấy là lý do dẫn đến Nghị định thư Montreal. Mặc dù các giảm sút của ozone ở tầng bình lưu gắn liền với chất khí CFC và có nhiều giả thuyết để tin rằng giảm sút ozone sẽ dẫn đến tăng tia cực tím, chưa có nhiều quan sát trực tiếp chứng minh liên hệ giữa giảm sút ozone và gia tăng tỷ lệ phát bệnh ung thư da ở con người.

Có dấu hiệu cho thấy tầng ozone đang tự chữa lành.

Hiệp ước Montreal được thiết kế để giúp bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ việc sản xuất những chất gây ra sự suy giảm tầng ozone.

Các chất gây hại cho tầng ozone thường được tìm thấy trong chất làm lạnh dùng trong hàng gia dụng, dung môi công nghiệp, chất đẩy khí dung và các chất tạo bọt trong bình chữa cháy.

Năm 2000, có bằng chứng cho thấy dấu vết của các hóa chất này trong tầng bình lưu đã bắt đầu giảm, giúp tầng ozone tự chữa lành.

Antara Banerjee, nghiên cứu sinh trao đổi tại Đại học Colorado Boulder, tác giả của nghiên cứu nêu trên, giải thích: “Nghiên cứu này củng cố bằng chứng cho thấy hiệu quả rõ rệt của Nghị định thư Montreal. Hiệp ước không chỉ thúc đẩy quá trình chữa lành tầng ozone, nó còn thúc đẩy những biến đổi gần đây trong mô hình lưu thông không khí ở Nam bán cầu.

Thách thức trong nghiên cứu này đã chứng minh giả thuyết của chúng tôi rằng sự phục hồi ozone trên thực tế đang thúc đẩy những thay đổi tuần hoàn khí quyển và đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.”

Lượng khí thải carbon vẫn đang là một thách thức với giới hoạt động bảo vệ môi trường.

“Tự chữa lành”

Tuy là tầng ozone đang tự chữa lành, chúng ta không thể quên đi vấn đề tăng lượng khí thải nhà kính như CO2 vẫn đang tiếp tục gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những loại khí này không có ảnh hưởng trực tiếp đến tầng ozone, nhưng là nguyên nhân chính đằng sau sự nóng lên toàn cầu.

Banerjee nói thêm: “Sự giằng co giữa các tác động đối nghịch của việc phục hồi ozone và tình trạng khí thải nhà kính đang tăng sẽ quyết định xu hướng trong tương lai. Cần nhấn mạnh rằng tầng ozone đang tự chữa lành không có nghĩa là chúng ta có thể không cần cố gắng kéo giảm lượng khí thải carbon. Một yếu tố dường như làm giảm lượng khí thải carbon của là phần lớn dân số trên toàn cầu vẫn đang bị cách ly do đại dịch Covid-19.

Nhờ có ít người ra đường, mức độ thải khí nitơ dioxide, chủ yếu đến từ khí thải xe cộ, và bụi mịn pm đến từ vận chuyển đường bộ và nhiên liệu đốt, được cho là giảm đáng kể tại khắp các thành phố lớn.”

Nghị định thư Montréal về các chất làm suy giảm tầng ozone là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone.

Hiệp ước này được ký kết vào ngày 16/9/1987, và đã có hiệu lực từ ngày 1/1/1989, theo sau một cuộc họp đầu tiên tại Helsinki diễn ra vào tháng 5/1989. Kể từ đó, nó đã trải qua bảy sửa đổi. Người ta tin rằng nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, tầng ozone dự kiến ​​sẽ phục hồi vào năm 2050. Nghị định đã được 196 quốc gia phê duyệt.

Thiệu Kiệt

Theo 24hsongxanh.vn/ Unilad

 

Link nguồn: https://24hsongxanh.vn/tang-ozone-dang-phuc-hoi-nhung-co-nen-mung-voi/

Cùng chuyên mục