Những hình ảnh đáng nhớ từ lễ giỗ lần thứ 187 Tả quân Lê Văn Duyệt

>> Dự lễ giỗ tiền nhân Lê Văn Duyệt, nhớ về Sài Gòn xưa

Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt được tổ chức thường niên ở Lăng Ông Bà Chiểu (Bình Thạnh, Sài Gòn) không chỉ là dịp để người dân bày tỏ lòng tôn kính với một tiền nhân mà còn là dịp để được tham dự một trong những nét văn hóa dân gian có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống người dân Sài Gòn – Gia Định.

24hsongxanh xin giới thiệu đến bạn đọc những hình ảnh ghi lại từ kỳ giỗ lần thứ 187 này, như một sự chia sẻ với những ai còn quan tâm, yêu mến những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc thù của Sài Gòn – Gia Định xưa.

Người Sài Gòn có cách nói ngắn gọn, giản dị: “đi giỗ lăng Ông”, nghĩa là đến dâng hương dự giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.
Người Sài Gòn có cách nói ngắn gọn, giản dị: “đi giỗ lăng Ông”, nghĩa là đến dâng hương dự giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.
Đại diện các ngôi đình, miếu ở đất Gia Định xưa đều hẹn nhau về dịp giỗ Ông. Trong hình là nghi lễ tiếp đón giữa đại diện Ban tư tế Lăng Ông và một đoàn khách trong ngày Tiên thường (Ngày đầu tiên trong 3 ngày giỗ gồm: Tiên thường, Chánh giỗ và Hậu thường).
Đại diện các ngôi đình, miếu ở đất Gia Định xưa đều hẹn nhau về dịp giỗ Ông. Trong hình là nghi lễ tiếp đón giữa đại diện Ban tư tế Lăng Ông và một đoàn khách trong ngày Tiên thường (Ngày đầu tiên trong 3 ngày giỗ gồm: Tiên thường, Chánh giỗ và Hậu thường).
Cả khách và người nghênh đón đều là những mái đầu đã bạc.
Cả khách và người nghênh đón đều là những mái đầu đã bạc.
Đây là dịp cụ ông Trương Vĩnh Hiến, một trong những người cao niên nhất ban tư tế Lăng Ông tiếp nhiều khách nhất trong năm.
Đây là dịp cụ ông Trương Vĩnh Hiến, một trong những người cao niên nhất ban tư tế Lăng Ông tiếp nhiều khách nhất trong năm.
Có khoảng trên dưới 50 đại diện cho các đình ,miếu khu vực Gia Định cũ cùng hẹn nhau về. Các đoàn ngồi ngoài chờ đến lượt được tiếp đón và dự lễ.
Có khoảng trên dưới 50 đại diện cho các đình, miếu khu vực Gia Định cũ cùng hẹn nhau về. Các đoàn ngồi ngoài chờ đến lượt được tiếp đón và dự lễ.
Khách mời đang dâng hương ngày Tiên thường,
Khách mời đang dâng hương ngày Tiên thường.
Những người chủ lễ đang thực hiện nghi thức trong ngày Chánh giỗ.
Những người chủ lễ đang thực hiện nghi thức trong ngày Chánh giỗ.
Đây là dịp người dự lễ ôn lại những công lao to lớn giúp an định và phát triển vùng đất phương Nam của Đức Tả quân.
Đây là dịp người dự lễ ôn lại những công lao to lớn giúp an định và phát triển vùng đất phương Nam của Đức Tả quân.
Nghi thức dâng hương trong ngày Chánh giỗ.
Nghi thức dâng hương trong ngày Chánh giỗ.
Các nghi thức lễ này đã được truyền giữ nghiêm cẩn trăm năm qua.
Các nghi thức lễ này đã được truyền giữ nghiêm cẩn trăm năm qua.
Nghi thức rót trà dâng lên các bậc tiền hiền.
Nghi thức rót trà dâng lên các bậc tiền hiền.
Nghi thức dâng hương ở bàn thờ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản Ông được thờ trong lăng cùng Đức Tả quân, ở gian tả.
Nghi thức dâng hương ở bàn thờ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản. Ông được thờ trong lăng cùng Đức Tả quân, ở gian tả.
Nghi thức thắp nhang được thực hiện một cách thành kính lần lượt ở các bàn thờ từ khu chính điện đến trung điện.
Nghi thức thắp nhang được thực hiện một cách thành kính lần lượt ở các bàn thờ từ khu chính điện đến trung điện.
rong ngày Chánh giỗ, bao giờ cũng vậy, sau các nghi thức lễ, những hậu duệ của đức Tả quân luôn là những người đầu tiên được mời lên dâng hương cho Đức Tả quân.
Trong ngày Chánh giỗ, bao giờ cũng vậy, sau các nghi thức lễ, những hậu duệ của đức Tả quân luôn là những người đầu tiên được mời lên dâng hương cho Đức Tả quân.
Những cây nhang lớn như thế này chỉ có từ các đoàn đại diện các đình miếu nơi xa đến cúng.
Những cây nhang lớn như thế này chỉ có từ các đoàn đại diện các đình miếu nơi xa đến cúng.
Một mâm cúng vừa được mang vào từ mộ Tả quân.
Một mâm cúng vừa được mang vào từ mộ Tả quân.
âng cúng Ông, người ta thường cúng chay hoặc mặn, hoặc trái cây Nam bộ.
Dâng cúng Ông, người ta thường cúng chay hoặc mặn, hoặc trái cây Nam bộ.
Dịp này, Lăng Ông đón tiếp khách rất nhiều nên luôn cần những tình nguyện viên hỗ trợ. Trong ảnh là các tình nguyện viên của trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TPHCM đang phụ việc bưng lễ vật cúng cho khách đoàn.
Dịp này, Lăng Ông đón tiếp khách rất nhiều nên luôn cần những tình nguyện viên hỗ trợ. Trong ảnh là các tình nguyện viên của trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM đang phụ việc bưng lễ vật cúng cho khách đoàn.
Cúng mặn, thường đại diện các đoàn sẽ cúng heo quay, xôi…
Cúng mặn, thường đại diện các đoàn sẽ cúng heo quay, xôi…
Người dân sau khi dâng hương ở Thượng công linh miếu, thường ra mộ phần của Đức Tả quân và phu nhân để thắp nhang và chụp hình kỷ niệm.
Người dân sau khi dâng hương ở Thượng công linh miếu, thường ra mộ phần của Đức Tả quân và phu nhân để thắp nhang và chụp hình kỷ niệm.
Khắp nơi trong lăng là những chiếc áo dài khăn đóng dâng hương càng khiến không khí ngày giỗ thêm phần trang trọng, gợi nhớ Sài Gòn xưa.
Khắp nơi trong lăng là những chiếc áo dài khăn đóng dâng hương càng khiến không khí ngày giỗ thêm phần trang trọng, gợi nhớ Sài Gòn xưa.
Người dân đang phủ phục trước bàn thờ Đức Tả quân.
Người dân đang phủ phục trước bàn thờ Đức Tả quân.
Dịp này, Lăng Ông hay chưng biểu tượng Phúc Lộc Thọ như một cầu mong may mắn-hạnh phúc- trường thọ cho người dân quanh vùng.
Dịp này, Lăng Ông hay chưng biểu tượng Phúc Lộc Thọ như một cầu mong may mắn – hạnh phúc – trường thọ cho người dân quanh vùng.
Một phần nghi thức của Lễ Xây chầu-Đại Bội. Đây là dịp để người dân có thể nhìn ngắm lại những hình thức nghi lễ đã không còn nhiều trong dân gian.
Một phần nghi thức của Lễ Xây chầu – Đại Bội. Đây là dịp để người dân có thể nhìn ngắm lại những hình thức nghi lễ đã không còn nhiều trong dân gian.
Một phần không thể thiếu của những buổi giỗ Ông là biểu diễn hát bội. Trong ảnh là cảnh của vở tuồng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt do Đoàn hát bội Ngọc Khanh biểu diễn.
Một phần không thể thiếu của những buổi giỗ Ông là biểu diễn hát bội. Trong ảnh là cảnh của vở tuồng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt do Đoàn hát bội Ngọc Khanh biểu diễn.
Một khán giả ngồi xe lăn xem tuồng cổ.
Một khán giả ngồi xe lăn xem tuồng cổ.
Bên cạnh việc đi lễ dâng hương, người dân cũng không quên đóng góp tài chánh vào các công việc bảo quản, hoạt động nhang khói và từ thiện của Lăng Ông.
Bên cạnh việc đi lễ dâng hương, người dân cũng không quên đóng góp tài chánh vào các công việc bảo quản, hoạt động nhang khói và từ thiện của Lăng Ông.
Như thường lệ, khách tham dự giỗ trẻ có, trung niên có, già có. Nhưng phần lớn, vẫn là những người già! Tự nhiên không khỏi chạnh lòng âu lo cho những ngày xa sau!
Như thường lệ, khách tham dự giỗ trẻ có, trung niên có, già có. Nhưng phần lớn, vẫn là những người già! Tự nhiên không khỏi chạnh lòng âu lo cho những ngày xa sau!

Bài & ảnh: L.M.Hạ

Theo 24hsongxanh.vn

 

Cùng chuyên mục