Dấu tích Sài Gòn – Chợ Lớn trong tranh Phạm Công Tâm

Tranh của Phạm Công Tâm không chỉ ghi nhận hiện thực mà còn gửi gắm trong đó những cảm xúc anh có về thành phố quê hương…

Phạm Công Tâm sinh ra ở Phú Nhuận (Gia Định), từng được giải cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi do Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa tổ chức năm 1969. Anh tự học vẽ, sáng tác tranh sơn dầu, làm tranh sơn mài và sau này vẽ tranh màu nước là thế mạnh của anh. Là cựu học sinh Trung học Nguyễn Bá Tòng – Gia Định, cựu sinh viên Luật khoa Sài Gòn, cuộc sống của anh quá gắn bó với vùng đất này. Tranh của anh không chỉ ghi nhận hiện thực mà còn gửi gắm trong đó những cảm xúc anh có về thành phố quê hương.

Để thực hiện bộ tranh và ký họa màu nước về Sài Gòn – Chợ Lớn, nhiều lần anh qua lại, quan sát những con đường, góc phố của thành phố rộng lớn này. Anh đi thăm lại các đình chùa của người Việt và Hội quán của người Hoa Chợ Lớn. Anh ký họa, chụp ảnh làm tư liệu và đọc những bài viết về những nơi đã đến.

Trước giá vẽ, có những bức tranh khiến anh nhớ nhiều về thời tuổi nhỏ và thuở thanh niên. Nhất là khi vẽ về khu phố nhỏ nơi từng sống ở Phú Nhuận, với con hẻm đi vào nhà, hẻm vô chợ Lò Đúc, chợ Ga… Anh tái khám phá lại thành phố ở tuổi sáu mươi. Nó rất rộng lớn, trong đó Chợ Lớn là phần không gian đô thị độc đáo, phong phú về văn hóa, ẩm thực, cộng sinh giữa các tộc người Hoa và người Việt, người Chăm…

Sau mấy năm quan sát có dụng ý, anh khẳng định sẽ không có ai hiểu và cảm nhận hết về đô thị này.

Những bức tranh của anh là cảm xúc nhẹ nhàng, chân thành của người phương Nam trên lớp giấy, qua thuộc tính tranh màu nước trong suốt và nhẹ nhàng, như có ánh sáng đi qua.

Cuốn sách tranh và ký họa về Sài Gòn – Chợ Lớn của anh sẽ sớm ra mắt bạn đọc nhân dịp Tết Canh Tý 2020.

Đình Minh Hương Gia Thạnh ở quận 5 là ngôi đình của cộng đồng người Hoa đầu tiên đến Chợ Lớn lập ra làng Minh Hương, tiền thân của vùng Chợ Lớn ngày nay.
Đình Minh Hương Gia Thạnh ở quận 5 là ngôi đình của cộng đồng người Hoa đầu tiên đến Chợ Lớn lập ra làng Minh Hương, tiền thân của vùng Chợ Lớn ngày nay.
Cổng Thảo Cầm Viên, có từ 1865.
Cổng Thảo Cầm Viên, có từ 1865.
Tòa nhà 42 Nguyễn Huệ ở quận 1, dấu tích quen thuộc với nhiều thị dân Sài Gòn.
Tòa nhà 42 Nguyễn Huệ ở quận 1, dấu tích quen thuộc với nhiều thị dân Sài Gòn.
Cổng chợ Bình Tây những ngày giáp Tết Bính Thân 2016.
Cổng chợ Bình Tây những ngày giáp Tết Bính Thân 2016.
Đường vào chợ Lò Đúc ở quận Phú Nhuận.
Đường vào chợ Lò Đúc ở quận Phú Nhuận.
Khu phố Tây Phạm Ngũ Lão.
Khu phố Tây Phạm Ngũ Lão.
Tượng rồng trong công viên Cửu Long (còn gọi là công viên Thăng Long) ở quận 5.
Tượng rồng trong công viên Cửu Long (còn gọi là công viên Thăng Long) ở quận 5.
Đường sách Nguyễn Văn Bình.
Đường sách Nguyễn Văn Bình.
Bến Bình Đông, quận 8 ngày giáp Tết.
Bến Bình Đông, quận 8 ngày giáp Tết.

Phạm Công Luận

Theo nguoidothi.net.vn

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/dau-tich-sai-gon-cho-lon-trong-tranh-pham-cong-tam-22053.html

Cùng chuyên mục