Chuyện uống trà và cái nhìn của nghệ nhân trà

Trong giao tiếp hàng ngày, người ta hay bắt đầu bằng câu nói quen thuộc: hôm nào đi uống cà phê nhé. Nhưng nếu lời mời đó là: hôm nào ghé mình uống trà nhé, rất có thể đó là lời mời từ nghệ nhân trà Viên Trân – một phụ nữ nổi tiếng trong giới làm trà, thưởng trà với mối quan tâm lớn nhất đời là trà.

 

chuyen-uong-tra
Buổi trà sen của nghệ nhân Viên Trân.

Viên Trân rất ít khi ngồi cà phê. Chị hiếm có thời gian rảnh. Nếu có, thì cũng chỉ ở quán trà nho nhỏ của mình ở đường Nam Kỳ Khởi  Nghĩa, Q.3, Sài Gòn mà nếu đi đường không để ý, sẽ dễ bị lố địa chỉ. Đây là người phụ nữ đã tình nguyện dành cả đời mình để nghiên cứu, viết sách, phục chế và sáng tác các loại trà thuần Việt. Cuốn sách Bốn mùa trà rượu nước hương mà chị phát hành hai năm trước, không chỉ là một cuốn sách hiếm hoi với trà Việt của một nghệ nhân trà, mà còn là một minh chứng cho sự gắn bó của người phụ nữ này với trà.

chuyen-uong-tra
Nghệ nhân Viên Trân trong chuyến đi về miền Tây giảng dạy và thực hiện các công việc liên quan đến trà.

Viên Trân nói, trà là thức uống thú vị nhất nhì của người Việt. Người ta đọc, học, hiểu được rất nhiều thứ từ đấy. Nhưng cũng có những cái sự hiểu cần được nhìn nhận đúng đắn hơn.

Gu trà miền Nam và cái nhìn về chuyện uống trà

Trà mỗi vùng miền đều có những nét hay riêng. Kể về sự khác nhau giữa cách uống trà của các vùng miền ở xứ Việt, chị Viên Trân nói người miền Nam cũng có uống cả loại trà không ướp hương giống như miền Bắc, nhưng là loại trà qua luộc và sấy. Nên trà xanh của miền Nam không có cái vị đặc trưng hoa lan, không có vị đặc trưng của sương sớm, không có vị đặc trưng của rừng núi giống như trà ở Phú Thọ, Mộc Châu, Cao Bằng… Mà ở trà Nam bộ có quyện vị thật êm đềm, dìu dịu, gợi cho người uống một cảm giác nhẹ nhõm, lãng đãng và hoài cổ.

Nhịp sống đô thị luôn bận rộn, việc uống trà dễ bị xem như thú vui tiêu khiển của người nhàn hạ. Mời nhau đi quán trà là một thói quen ít có, dễ khiến người ta ngần ngại hơn việc mời nhau vào… quán nước, quán nhậu.

Chị Viên Trân lý giải: “Mọi người thường có suy nghĩ khi uống trà là phải đủ khay đủ tách, chén, dĩa, bày biện này nọ cầu kỳ. Rồi mời mọc trang trọng. Là do chúng ta ít tiếp xúc với trà, thấy người khác bày biện cầu kỳ, rồi hình ảnh trên truyền thông thường tô điểm đẹp lung linh, nên nghĩ vậy. Thực ra người Việt uống trà không cần phải tô vẽ như thế, càng không đặt nặng tính hình thức bề nổi, nếu không muốn nói ngược lại. Ngồi cùng buổi trà với nhau, là lúc ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè, người thân bên nhau cùng uống trà để tâm tình, kể lể chuyện trò. Lúc này, người đối ẩm là chính, trà lúc đó chỉ là phụ, nhưng thật cần thiết. Người ta sẽ không bận tâm nhiều đến chuyện trà ngon hay dở, đậm hay nhạt, cách bạn chế, bạn rót ra sao mà sẽ nhớ nhiều về việc mình đã có một người bạn trà như thế nào. Thậm chí từ chuyện bên bàn trà, người ta có thể tìm ra tri kỷ đấy!

Viên Trân nói, trà là thức uống thú vị nhất nhì của người Việt. Người ta đọc, học, hiểu được rất nhiều thứ từ đấy. Nhưng cũng có những cái sự hiểu cần được nhìn nhận đúng đắn hơn.

Gu trà miền Nam và cái nhìn về chuyện uống trà

Trà mỗi vùng miền đều có những nét hay riêng. Kể về sự khác nhau giữa cách uống trà của các vùng miền ở xứ Việt, chị Viên Trân nói người miền Nam cũng có uống cả loại trà không ướp hương giống như miền Bắc, nhưng là loại trà qua luộc và sấy. Nên trà xanh của miền Nam không có cái vị đặc trưng hoa lan, không có vị đặc trưng của sương sớm, không có vị đặc trưng của rừng núi giống như trà ở Phú Thọ, Mộc Châu, Cao Bằng… Mà ở trà Nam bộ có quyện vị thật êm đềm, dìu dịu, gợi cho người uống một cảm giác nhẹ nhõm, lãng đãng và hoài cổ.

Nhịp sống đô thị luôn bận rộn, việc uống trà dễ bị xem như thú vui tiêu khiển của người nhàn hạ. Mời nhau đi quán trà là một thói quen ít có, dễ khiến người ta ngần ngại hơn việc mời nhau vào… quán nước, quán nhậu.

Chị Viên Trân lý giải: “Mọi người thường có suy nghĩ khi uống trà là phải đủ khay đủ tách, chén, dĩa, bày biện này nọ cầu kỳ. Rồi mời mọc trang trọng. Là do chúng ta ít tiếp xúc với trà, thấy người khác bày biện cầu kỳ, rồi hình ảnh trên truyền thông thường tô điểm đẹp lung linh, nên nghĩ vậy. Thực ra người Việt uống trà không cần phải tô vẽ như thế, càng không đặt nặng tính hình thức bề nổi, nếu không muốn nói ngược lại. Ngồi cùng buổi trà với nhau, là lúc ông bà cha mẹ, anh chị em, bạn bè, người thân bên nhau cùng uống trà để tâm tình, kể lể chuyện trò. Lúc này, người đối ẩm là chính, trà lúc đó chỉ là phụ, nhưng thật cần thiết. Người ta sẽ không bận tâm nhiều đến chuyện trà ngon hay dở, đậm hay nhạt, cách bạn chế, bạn rót ra sao mà sẽ nhớ nhiều về việc mình đã có một người bạn trà như thế nào. Thậm chí từ chuyện bên bàn trà, người ta có thể tìm ra tri kỷ đấy!

chuyen-uong-tra
Nghệ nhân Viên Trân đang chuẩn bị trà mời khách.

Theo quan sát của một người đã có hơn hai mươi năm nghiên cứu về trà, chị Viên Trân nhận xét rằng các kiểu uống trà cầu kỳ là hệ quả của sự giao lưu với nhiều nền văn hóa khác, tạo ra một kiểu cách uống trà cầu kỳ. Mà đối với những người thích sưu tầm các loại đồ trà, các dụng cụ liên quan đến uống trà ngon, và các bộ ấm chén, khay tách… đẹp, là nhu cầu riêng của họ, một bộ phận người uống trà, thưởng lãm như một thú tiêu khiển, giải trí hay mang tính nghệ thuật trình diễn.

Cầu kỳ hay không, còn do cách nghĩ, cách thưởng thức. Bạn cứ uống theo cách mình muốn mà đừng để bị tác động bởi suy nghĩ người khác. Nhiều người ngại uống trà buổi sớm, vì cứ sợ không có thời gian. “Bạn có thể uống trà lúc vội, nhưng nếu được, nên duy trì mỗi sáng. Đây là một thói quen tốt. Uống trà cũng là lúc ngắm nhìn cuộc sống, để mình được thư giãn, lắng lại.” Chị Viên Trân nói. “Thật ra, chỉ cần mươi mười lăm phút cho trà. Thí dụ như nhấm nháp một chén trà ướp với hoa mộc vào buổi sớm, hương thơm tỏa lên mang theo sự êm đềm, góp năng lượng tích cực giúp cho bạn cảm thấy cân bằng, có cảm giác như được thiền nhẹ đầu ngày. Khi bước chân ra khỏi nhà, đối diện với những vất vả, bận bịu của công việc, cuộc sống, nghĩ về hương trà buổi sáng, dễ gợi cho mình cảm giác bình angiúp thêm thăng bằng mà xử lý mọi việc thấu đáo hơn, sống trọn một ngày ít hoặc không căng thẳng.”

Với món trà đá bình dân trứ danh của Sài Gòn

Nghe Viên Trân nói về trà thì cả ngày vẫn chưa thể dứt. Mà cũng khó có thể dứt được vì những thông tin nghe được từ chị luôn là những sự thú vị mà không phải ai cũng để ý. Chẳng hạn như thói quen uống trà đá của người Sài Gòn.

chuyen-uong-tra
Người Việt uống trà không cầu kỳ như nhiều người nghĩ. Chị Viên Trân khẳng định như thế.

Người Việt uống trà từ Bắc tới Nam nhưng hầu như chỉ ở khu vực phía Nam, bên cạnh việc uống trà quen thuộc, thịnh hành và du nhập nhẹ nhàng đến mức thành phổ biến trong đời sống bình dân nhất, là thức uống trà đá. Như là một đặc trưng về một thói quen ở miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. “Thời tiết luôn nóng, với rất nhiều người, sau khi ăn bữa cơm bình dân, uống một ly trà đá thì còn gì dễ chịu hơn. Đây là sản phẩm nước sẽ được mọi người hân hoan mời nhau, tặng nhau đằng sau những sản phẩm ăn chính, một cách rất là vui vẻ mà không phải bận tâm điều gì ở cả người mời và được mời vì chi phí quá rẻ. Thậm chí, không đâu người ta sẵn lòng mời nhau uống trà đá một cách chân thành từ đáy lòng như ở Sài Gòn.” Nghệ nhân trà bày tỏ. “Bạn thấy không, dễ bắt gặp nhất là những bình trà đá từ thiện miễn phí xuất hiện rất nhiều trong những ngày Sài Gòn nắng nóng, giúp cho anh công nhân, chị vé số, bác xe ôm… uống mát tỉnh cả đoạn đường mưu sinh!”

Tuy nhiên, Viên Trân nhấn mạnh, “nhiều người nước ngoài đến Sài Gòn dễ ngộ nhận trà đá là nét văn hóa của người Sài Gòn nhưng thật ra, theo tôi, đúng hơn, nên gọi đó là một nét nghĩa tình phương Nam.”

Sơn Trà

Theo 24hsongxanh.vn

 

Link nguồn: https://24hsongxanh.vn/chuyen-uong-tra-va-cai-nhin-cua-nghe-nhan-tra/

Cùng chuyên mục