Chàng sinh viên bách khoa “đặt cọc niềm tin”

Ba năm trước, Hoàng Quý Bình mở thư viện đầu tiên với 400 cuốn sách, đến nay số sách đã lên đến 6.000 cuốn. Điều ấn tượng là thư viện mở cửa miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể gõ cửa thư viện chỉ với điều kiện duy nhất: “đặt cọc niềm tin”.

Ba năm trước, Hoàng Quý Bình mở thư viện đầu tiên với 400 cuốn sách, đến nay số sách đã lên đến 6.000 cuốn. Điều ấn tượng là thư viện mở cửa miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể gõ cửa thư viện chỉ với điều kiện duy nhất: "đặt cọc niềm tin". Chàng sinh viên 24 tuổi của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bắt tay vào xây dựng thư viện sách tử tế miễn phí cho tất cả mọi người với tiêu chí "đặt cọc niềm tin". Nhân lên sự tử tế Nằm sâu trong ngõ 67 Lê Thanh Nghị (Hà Nội), không gian thư viện sách D-Free-Book vừa yên bình, vừa xanh mát thu hút khá đông bạn trẻ tìm đến. Cậu sinh viên Hoàng Quý Bình - người sáng lập thư viện - giới thiệu thư viện mở cửa miễn phí từ 8h - 21h hằng ngày.  Điều đặc biệt là mọi người đến với thư viện không cần chuẩn bị bất kỳ thẻ mượn hay đặt cọc trước, được mượn tối đa hai cuốn và sẽ gia hạn thêm nếu mọi người muốn nghiên cứu. "Sách ở thư viện được tạo dựng bằng niềm tin, tôi mong muốn mọi người đã đặt niềm tin ở đây sẽ có ý thức hơn, tự giác hơn trong việc giữ gìn sách cũng như xây dựng niềm tin, nhân lên sự tử tế trong cộng đồng" - Hoàng Quý Bình chia sẻ. Nhớ lại những ngày đầu thành lập thư viện, chàng sinh viên bách khoa trăn trở "sách nằm im là sách chết", làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều bạn trẻ. Bình kể mỗi lần vấp ngã hay thất bại cậu đều tìm đến sách như một người bạn, giúp bản thân vượt qua khó khăn.   "Sách giúp tôi vượt qua khó khăn, mang đến những bài học quý giá. Tôi cần chia sẻ người bạn ấy đến với nhiều người hơn để họ cũng nhận về những giá trị như tôi đã nhận" - Bình nhớ về ý tưởng ban đầu. Năm 2016, từ 400 cuốn sách trong tủ sách cá nhân, Hoàng Quý Bình tổ chức sự kiện đổi sách lấy cây xanh nhằm tạo sự phong phú cho tủ sách. Sau sự kiện đó, chàng sinh viên thu về thêm 600 cuốn, nhờ đó thư viện sách miễn phí đầu tiên ra đời với hơn 1.000 cuốn sách.  Ở thư viện có một ban quản trị và cộng tác viên túc trực, Bình nói đó là những người giúp cho thư viện luôn sáng đèn. Nhận thấy nhu cầu lớn của các bạn trẻ, Hoàng Quý Bình tiếp tục kêu gọi bạn bè, quyên góp sách trong cộng đồng, đến năm 2018 chàng trai trẻ cho ra đời thư viện sách thứ hai. Đến nay, số lượng sách lên đến 6.000 cuốn đa dạng về thể loại.  "Tôi nghĩ điều cần làm là tư duy sáng tạo, luôn luôn phải thay đổi ý tưởng để mọi người cảm thấy hứng thú. Thư viện miễn phí nhưng một thư viện mở ra cần thu hút mọi người đến, do đó chúng tôi nghĩ ra nhiều hoạt động thu hút như game show, tặng cây xanh nhằm đưa các bạn trẻ đến với thư viện nhiều hơn" - Bình nói. Lan tỏa hạnh phúc Không gian thư viện yên bình, nhìn thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên "đặt niềm tin" ở thư viện này khiến chàng sinh viên bách khoa rất hạnh phúc.  Có em học sinh nhà ở ngoại thành Đan Phượng (Hà Nội), cuối tuần lóc cóc đạp xe đến thư viện mượn sách, có bạn trẻ đi làm về muộn cũng đến đây mượn sách, hay các cụ già thích thơ ca cũng ghé qua thư viện tìm những tập thơ hay. "Mọi người đến đây cảm nhận được không khí bình yên như về nhà.  Những lúc cảm thấy căng thẳng trong công việc, học tập, họ đến đây gặp gỡ những người bạn, đọc đôi ba cuốn sách và cùng nhau chia sẻ khó khăn. Điều đó khiến mình xúc động, cảm thấy hạnh phúc vì nhìn thấy niềm hạnh phúc trong mắt mọi người. Điều tôi mong muốn là làm thế nào lan tỏa sự hạnh phúc đó đến cho nhiều người hơn nữa" - Bình tâm niệm. Không chỉ tích cực quyên góp đầu sách, mới đây chàng trai trẻ Hoàng Quý Bình còn mở thêm các lớp học ngoại ngữ miễn phí ở trong thư viện.  Giáo viên là các thầy cô hay các bạn sinh viên mới ra trường có khả năng được Bình "nhờ vả", mỗi tuần họ dành thời gian đến dạy tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn cho các bạn trẻ có nhu cầu. Đồng thời, Bình còn tổ chức các chuyến đi đến trung tâm bảo trợ xã hội, các viện dưỡng lão để san sẻ yêu thương cho mọi người. Đang là sinh viên bách khoa, số lượng môn học, chương trình học rất nặng nhưng Bình nói đã đam mê thì bản thân sẽ biết sắp xếp thời gian học, phân bổ hoạt động hợp lý để làm việc có ý nghĩa cho cuộc đời. Khó khăn lớn nhất với Bình là kinh phí duy trì hoạt động, trung bình ba tháng đóng tiền cơ sở vật chất 18 triệu đồng, chưa kể chi phí phát sinh.  Để có kinh phí hoạt động, Bình tổ chức quyên góp, gây quỹ và kêu gọi từ cộng đồng, thời điểm hiện tại thư viện sách hoạt động ổn định. Mong muốn lớn nhất của chàng sinh viên Hoàng Quý Bình là ngày càng có nhiều người hơn biết đến thư viện. Cho đi, nhận lại rất nhiều Vừa học vừa "ôm đồm" nhiều hoạt động xã hội: mở thư viện sách, xây dựng CLB dạy học cho trẻ em ở làng trẻ SOS, dự án môi trường GreenLife; có người nói Bình sao mở nhiều hoạt động thế, vì ngông, vì tham lam hay vì muốn thể hiện mình? "Nhưng thực sự duyên đến thì mình đón nhận, là cơ hội để được làm những việc mình yêu thích" - Quý Bình tâm sự. Bình kể từ lúc đang là sinh viên năm nhất, cậu dành thời gian đến chơi với các em nhỏ ở làng trẻ SOS, nhận thấy các em cần nhiều sự giúp đỡ hơn nữa nên Bình kêu gọi bạn bè thành lập CLB dạy học ở làng trẻ. Đến nay CLB đã hoạt động được bốn năm và dạy học cho hơn 250 đứa trẻ. "Mọi người thường nói tôi cho đi nhiều nhưng tôi luôn cảm thấy mình nhận lại được rất nhiều từ những người bạn, nhận được niềm vui trong cuộc sống là động lực để cố gắng mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc đời" - Hoàng Quý Bình nói. Hà Thanh Theo Tuổi Trẻ Online
Hoàng Quý Bình mở thư viện sách miễn phí (từ 8h – 21h hằng ngày) cho mọi người.

Chàng sinh viên 24 tuổi của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bắt tay vào xây dựng thư viện sách tử tế miễn phí cho tất cả mọi người với tiêu chí “đặt cọc niềm tin”.

Nhân lên sự tử tế

Nằm sâu trong ngõ 67 Lê Thanh Nghị (Hà Nội), không gian thư viện sách D-Free-Book vừa yên bình, vừa xanh mát thu hút khá đông bạn trẻ tìm đến. Cậu sinh viên Hoàng Quý Bình – người sáng lập thư viện – giới thiệu thư viện mở cửa miễn phí từ 8h – 21h hằng ngày.

Điều đặc biệt là mọi người đến với thư viện không cần chuẩn bị bất kỳ thẻ mượn hay đặt cọc trước, được mượn tối đa hai cuốn và sẽ gia hạn thêm nếu mọi người muốn nghiên cứu.

Sách ở thư viện được tạo dựng bằng niềm tin, tôi mong muốn mọi người đã đặt niềm tin ở đây sẽ có ý thức hơn, tự giác hơn trong việc giữ gìn sách cũng như xây dựng niềm tin, nhân lên sự tử tế trong cộng đồng” – Hoàng Quý Bình chia sẻ.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập thư viện, chàng sinh viên bách khoa trăn trở “sách nằm im là sách chết”, làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều bạn trẻ. Bình kể mỗi lần vấp ngã hay thất bại cậu đều tìm đến sách như một người bạn, giúp bản thân vượt qua khó khăn.

 “Sách giúp tôi vượt qua khó khăn, mang đến những bài học quý giá. Tôi cần chia sẻ người bạn ấy đến với nhiều người hơn để họ cũng nhận về những giá trị như tôi đã nhận” – Bình nhớ về ý tưởng ban đầu.

Năm 2016, từ 400 cuốn sách trong tủ sách cá nhân, Hoàng Quý Bình tổ chức sự kiện đổi sách lấy cây xanh nhằm tạo sự phong phú cho tủ sách. Sau sự kiện đó, chàng sinh viên thu về thêm 600 cuốn, nhờ đó thư viện sách miễn phí đầu tiên ra đời với hơn 1.000 cuốn sách.

Ở thư viện có một ban quản trị và cộng tác viên túc trực, Bình nói đó là những người giúp cho thư viện luôn sáng đèn.

Nhận thấy nhu cầu lớn của các bạn trẻ, Hoàng Quý Bình tiếp tục kêu gọi bạn bè, quyên góp sách trong cộng đồng, đến năm 2018 chàng trai trẻ cho ra đời thư viện sách thứ hai. Đến nay, số lượng sách lên đến 6.000 cuốn đa dạng về thể loại.

Tôi nghĩ điều cần làm là tư duy sáng tạo, luôn luôn phải thay đổi ý tưởng để mọi người cảm thấy hứng thú. Thư viện miễn phí nhưng một thư viện mở ra cần thu hút mọi người đến, do đó chúng tôi nghĩ ra nhiều hoạt động thu hút như game show, tặng cây xanh nhằm đưa các bạn trẻ đến với thư viện nhiều hơn” – Bình nói.

Không gian thư viện yên tĩnh, đa dạng về đầu sách là nơi lý tưởng cho các bạn trẻ đến đọc sách, học tập
Không gian thư viện yên tĩnh, đa dạng về đầu sách là nơi lý tưởng cho các bạn trẻ đến đọc sách, học tập.

Lan tỏa hạnh phúc

Không gian thư viện yên bình, nhìn thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên “đặt niềm tin” ở thư viện này khiến chàng sinh viên bách khoa rất hạnh phúc.

Có em học sinh nhà ở ngoại thành Đan Phượng (Hà Nội), cuối tuần lóc cóc đạp xe đến thư viện mượn sách, có bạn trẻ đi làm về muộn cũng đến đây mượn sách, hay các cụ già thích thơ ca cũng ghé qua thư viện tìm những tập thơ hay. “Mọi người đến đây cảm nhận được không khí bình yên như về nhà. 

Những lúc cảm thấy căng thẳng trong công việc, học tập, họ đến đây gặp gỡ những người bạn, đọc đôi ba cuốn sách và cùng nhau chia sẻ khó khăn. Điều đó khiến mình xúc động, cảm thấy hạnh phúc vì nhìn thấy niềm hạnh phúc trong mắt mọi người. Điều tôi mong muốn là làm thế nào lan tỏa sự hạnh phúc đó đến cho nhiều người hơn nữa” – Bình tâm niệm.

Không chỉ tích cực quyên góp đầu sách, mới đây chàng trai trẻ Hoàng Quý Bình còn mở thêm các lớp học ngoại ngữ miễn phí ở trong thư viện.

Giáo viên là các thầy cô hay các bạn sinh viên mới ra trường có khả năng được Bình “nhờ vả”, mỗi tuần họ dành thời gian đến dạy tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn cho các bạn trẻ có nhu cầu. Đồng thời, Bình còn tổ chức các chuyến đi đến trung tâm bảo trợ xã hội, các viện dưỡng lão để san sẻ yêu thương cho mọi người.

Đang là sinh viên bách khoa, số lượng môn học, chương trình học rất nặng nhưng Bình nói đã đam mê thì bản thân sẽ biết sắp xếp thời gian học, phân bổ hoạt động hợp lý để làm việc có ý nghĩa cho cuộc đời. Khó khăn lớn nhất với Bình là kinh phí duy trì hoạt động, trung bình ba tháng đóng tiền cơ sở vật chất 18 triệu đồng, chưa kể chi phí phát sinh.

Để có kinh phí hoạt động, Bình tổ chức quyên góp, gây quỹ và kêu gọi từ cộng đồng, thời điểm hiện tại thư viện sách hoạt động ổn định. Mong muốn lớn nhất của chàng sinh viên Hoàng Quý Bình là ngày càng có nhiều người hơn biết đến thư viện.

Cho đi, nhận lại rất nhiều

Vừa học vừa “ôm đồm” nhiều hoạt động xã hội: mở thư viện sách, xây dựng CLB dạy học cho trẻ em ở làng trẻ SOS, dự án môi trường GreenLife; có người nói Bình sao mở nhiều hoạt động thế, vì ngông, vì tham lam hay vì muốn thể hiện mình?

Nhưng thực sự duyên đến thì mình đón nhận, là cơ hội để được làm những việc mình yêu thích” – Quý Bình tâm sự.

Bình kể từ lúc đang là sinh viên năm nhất, cậu dành thời gian đến chơi với các em nhỏ ở làng trẻ SOS, nhận thấy các em cần nhiều sự giúp đỡ hơn nữa nên Bình kêu gọi bạn bè thành lập CLB dạy học ở làng trẻ. Đến nay CLB đã hoạt động được bốn năm và dạy học cho hơn 250 đứa trẻ.

Mọi người thường nói tôi cho đi nhiều nhưng tôi luôn cảm thấy mình nhận lại được rất nhiều từ những người bạn, nhận được niềm vui trong cuộc sống là động lực để cố gắng mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc đời” – Hoàng Quý Bình nói.

Hà Thanh

Theo Tuổi Trẻ Online

Cùng chuyên mục