Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ấn tượng chùa Bạc

>> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: chùa Vàng

Như là một cặp đôi không thể thiếu trong các tuyến tour du lịch thuần túy hay tự đi ở cố đô Kyoto, hễ đã đến chùa Vàng rồi thì du khách sẽ đến viếng chùa Bạc, dù không ít người sẽ chưng hửng khi đến nơi nếu không đọc trước thông tin về chùa Bạc.

Lối vào chùa Bạc gây ấn tượng với những thảm xanh được cắt tỉa công phu.
Lối vào chùa Bạc gây ấn tượng với những thảm xanh được cắt tỉa công phu.

Cái tên chùa Bạc – Ginkaku-ji, hay còn gọi là Ngân Các Tự kích thích trí tò mò của du khách khi đến nơi này. Ai cũng nghĩ chùa được dát bạc như chùa Vàng được dát vàng. Nhưng sự thật thì không phải vậy.

Một góc chùa Bạc.
Một góc chùa Bạc.

Chùa Bạc không thấy bạc đâu

Chùa Ginkaku-ji là một trong những công trình đại diện cho văn hóa Higashiyama của thời Muromachi. Chùa Bạc nằm dọc theo ngọn núi phía Đông của Kyoto (núi Higashima), được xây dựng vào năm 1840 (có tài liệu nói năm 1842), là một trong hai công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố này. Theo như kế hoạch ban đầu, nó sẽ được dát bạc và làm nơi nghỉ dưỡng cho tướng quân Ashikaga Yoshimasa.

Chùa Bạc được trùng tu khá nhiều lần. Kiến trúc hiện hữu được trùng tu trong lần gần nhất năm 2010.
Chùa Bạc được trùng tu khá nhiều lần. Kiến trúc hiện hữu được trùng tu trong lần gần nhất năm 2010.

Nhưng công trình này chưa được xây xong thì cuộc chiến tranh Onin nổ ra, thiếu kinh phí, vì vậy mà công trình này bị đình trệ, không mạ bạc mà vẫn giữ nguyên màu nâu mộc của gỗ. Khi chủ nhân qua đời vài năm sau đó, ngôi chùa chuyển đổi thành thiền thất như ngày nay. Tuy nhiên tên gọi chùa Bạc vẫn được người Nhật gọi cho đến tận bây giờ.

Từ trên cao, chùa Bạc ẩn hiện giữa muôn màu xanh cây lá.
Từ trên cao, chùa Bạc ẩn hiện giữa muôn màu xanh cây lá.

Thực ra không cần bạc, công trình kiến trúc mộc này cũng đủ khiến người ta phải trầm trồ rồi. Nhiều người tin rằng, tên của chùa được đặt chỉ để ám chỉ sự đối lập về kiến trúc với đình của chùa Vàng Kinkaku-ji. Hiện tại, chùa Ginkaku-ji có 2 ngôi đền. Vào sân chùa, bạn đã thấy ngôi đền Bạc đầu tiên. Ngôi đền hai tầng này được thiết kế theo hai phong cách kiến trúc khác nhau, còn được biết đến với cái tên Kannonden (đền thờ Kannon hay là Quán Âm điện).

Togudo, một trong hai ngôi đền còn lại của chùa Bạc tồn tại từ khi ngôi chùa được xây dựng đến nay.
Togudo, một trong hai ngôi đền còn lại của chùa Bạc tồn tại từ khi ngôi chùa được xây dựng đến nay.

Cùng với Kannonden là Togudo, một trong hai ngôi đền còn lại của chùa Bạc tồn tại từ khi ngôi chùa được xây dựng đến nay. Kiến trúc của Togudo gồm một thư phòng rộng bằng chiều dài của 4,5 tấm chiếu tatami, được xem là kiến trúc cổ nhất hiện có theo phong cách Shoin, có nguồn gốc từ thời Muromachi (1333 – 1573), một trong những phong cách kiến trúc đặc trưng của Nhật Bản.

Những chiếc lá phong trong khuôn viên chùa đã đổi sắc, báo hiệu trời đã sang Thu.
Những chiếc lá phong trong khuôn viên chùa đã đổi sắc, báo hiệu trời đã sang Thu.

Một điểm nhấn đặc biệt khác

Toàn cảnh khu vườn cát và Quán Âm điện – tức đền Bạc ở phía sau.
Toàn cảnh khu vườn cát và Quán Âm điện – tức đền Bạc ở phía sau.

Tuy chùa không dát bạc, nhưng du khách sẽ không thất vọng vì được ngắm tòa kiến trúc tuyệt đẹp và rất hài hòa với cảnh quan chung quanh. Cảnh quan chung quanh khuôn viên chùa luôn rất đẹp, chỉn chu và hài hòa, phản ánh đúng tinh thần và tính cách của người Nhật.

Khu vườn thiền bằng cát trứ danh của chùa Bạc.
Khu vườn thiền bằng cát trứ danh của chùa Bạc.

Ngoài 2 ngôi đền, chùa còn có 5 ngôi miếu nhỏ, một vườn cát khô rất đặc biệt, một vườn rêu xanh, ao hồ, cầu, những dòng suối nhỏ và thảm thực vật tươi xanh… Cả một khu vườn rêu xanh mướt mát như nhung rải kín mặt đất, chỉ chừa một lối nhỏ uốn lượn băng qua. Con đường kéo dài lên một ngọn đồi nhỏ sau chùa, đây là nơi ngắm toàn bộ khoảng sân chùa và thành phố từ xa.

Đụn cát tuyệt đẹp này được cho rằng là mô hình thu nhỏ của ngọn núi Phú Sĩ, ngọn núi nổi tiếng nhất của Nhật Bản.
Đụn cát tuyệt đẹp này được cho rằng là mô hình thu nhỏ của ngọn núi Phú Sĩ, ngọn núi nổi tiếng nhất của Nhật Bản.

Nhưng nơi khiến tôi dành thời gian nhiều hơn để ngắm là khu vườn cảnh với lối kiến trúc thiền Nhật đã giúp ngôi chùa này trở thành điểm đến ấn tượng của cố đô. Với tôi, khu vườn này mới là điểm nhấn chính.

Một người thợ làm vườn đang chăm chú tỉa xén cây trong vườn. Chỉ nhìn giao diện bên ngoài thôi cũng có thể thấy họ rất chăm chút cho công việc của mình.
Một người thợ làm vườn đang chăm chú tỉa xén cây trong vườn. Chỉ nhìn giao diện bên ngoài thôi cũng có thể thấy họ rất chăm chút cho công việc của mình.
Khu vườn rêu xanh mướt gây ấn tượng mạnh cho du khách với toàn bộ mặt đất được phủ xanh.
Khu vườn rêu xanh mướt gây ấn tượng mạnh cho du khách với toàn bộ mặt đất được phủ xanh.

Khu vườn được nghệ sĩ Soami nổi tiếng bậc nhất vào thời đó thiết kế. Trong khu vườn, bạn sẽ thấy sự tài tình và sáng tạo của người Nhật khi tạo ra cảnh quan sinh động chỉ từ những hạt cát. Một biển cát bạc với những dải cát được tạo hình như sóng cạn, lối đi và đụn cát lớn. Người ta nói rằng đụn cát này là tượng trưng cho núi Phú Sĩ thu nhỏ. Nghe kể rằng, vào những đêm trăng sáng, đụn cát lớn (Hướng nguyệt đài) sẽ phản chiếu ánh sáng của mặt trăng và rọi vào Ngân Các Tự khiến ngôi đình ánh lên như mạ bạc. Một sự tính toán tuyệt vời, tỉ mỉ tỷ lệ sáng tối giữa màn đêm và ánh trăng! Tên của chùa Bạc còn được tương truyền rằng xuất phát từ sự phản chiếu này!

Nếu như ở chùa Vàng, người ta quăng đồng xu vào tượng Phật để cầu mong sự may mắn, thì ở chùa Bạc là ném xuống hồ.
Nếu như ở chùa Vàng, người ta quăng đồng xu vào tượng Phật để cầu mong sự may mắn, thì ở chùa Bạc là ném xuống hồ.
Từ ngọn đồi phía bên hông chùa, có thể nhìn bao quát chung quanh khuôn viên chùa và thành phố phía xa.
Từ ngọn đồi phía bên hông chùa, có thể nhìn bao quát chung quanh khuôn viên chùa và thành phố phía xa.

Nhưng chùa luôn đóng cửa từ chập tối, nên tôi cũng như nhiều du khách khác, không bao giờ biết được lời kể đó có đúng hay không. Cộng với việc thư phòng hai ngôi đền luôn đóng cửa, khách tham quan không được vào, những điều này càng khiến chùa Bạc là nỗi tò mò không dứt của tôi khi rời khỏi chốn này.

Nếu bạn đi xe điện Keihan thì xuống xe ở ga Demachiyanagi. Bạn có thể đến chùa Ginkaku-ji bằng xe buýt thành phố số 5, 17, hay 100 từ ga Kyoto mất khoảng 35 – 40 phút với 230 yên/chuyến, xuống ở trạm Ginkakuji-michi sau đó đi bộ khoảng 10 phút; nếu xuống ở trạm Ginkakuji-mae thì đi bộ khoảng 5 phút. Chùa mở cửa đón khách từ 8h30 và đóng cửa lúc 17h. Vé vào cửa: 500 yên.

 

Bài & ảnh: L.M.Hạ

Theo 24hsongxanh.vn

Cùng chuyên mục