Các em bé Nhật Bản cực kỳ đáng yêu trong lễ hội Shichi-Go-San

Những cô cậu bé xúng xính trong bộ kimono hay hakama truyền thống, theo chân ba mẹ đến đền đi dự lễ Shichi-Go-San, lập tức thu hút mọi ánh nhìn của du khách viếng đền. Và ai cũng phải đưa máy ảnh, điện thoại lên để ghi lại những hình ảnh rất đỗi dễ thương này.

Lễ hội  Shichi-Go-San bắt nguồn từ việc tướng Tsunayoshi Tokugawa thời Edo tổ chức lễ mừng cho đứa con trai trưởng của ông vào ngày 15 tháng 11 năm Thiên Hòa, theo Âm lịch và trở thành một lễ hội phổ biến. Việc lễ hội được tổ chức ngày 15 tháng 11 cũng mang một ý nghĩa, 3 độ tuổi 7,5,3 khi cộng lại cũng thành 15. Và ngày 15 tháng 11 Âm lịch cũng vào đúng dịp vụ mùa kết thúc, lễ hội cũng là dịp để mọi người tạ ơn Thượng đế về vụ mùa bội thu.
Lễ hội Shichi-Go-San bắt nguồn từ việc tướng Tsunayoshi Tokugawa thời Edo tổ chức lễ mừng cho đứa con trai trưởng của ông vào ngày 15 tháng 11 năm Thiên Hòa, theo Âm lịch và trở thành một lễ hội phổ biến. Việc lễ hội được tổ chức ngày 15 tháng 11 cũng mang một ý nghĩa, 3 độ tuổi 7,5,3 khi cộng lại cũng thành 15. Và ngày 15 tháng 11 Âm lịch cũng vào đúng dịp vụ mùa kết thúc, lễ hội cũng là dịp để mọi người tạ ơn Thượng đế về vụ mùa bội thu.
Lên 5 tuổi, là lúc những đứa bé trai lần đầu được khoác lên mình những bộ hakama truyền thống. Mỗi độ tuổi sẽ mang một ý nghĩa riêng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời của một đứa trẻ.
Lên 5 tuổi, là lúc những đứa bé trai lần đầu được khoác lên mình những bộ hakama truyền thống. Mỗi độ tuổi sẽ mang một ý nghĩa riêng, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời của một đứa trẻ.
Hồi đó, người Edo tin rằng: “Khi chưa tròn 7 tuổi, mọi đứa trẻ đều thuộc về Thượng đế. Kể từ khi được sinh ra, tất cả các đứa trẻ đều được xem như đang đứng chênh vênh giữa hai thế giới, chưa hoàn toàn thuộc về thế giới con người. Chỉ từ sau ngày sinh nhật lần thứ 7, đứa trẻ mới thực sự trở thành ichinin-mae (người trưởng thành) và khi đó mới được ghi tên trong sổ hộ tịch.
Hồi đó, người Edo tin rằng: “Khi chưa tròn 7 tuổi, mọi đứa trẻ đều thuộc về Thượng đế. Kể từ khi được sinh ra, tất cả các đứa trẻ đều được xem như đang đứng chênh vênh giữa hai thế giới, chưa hoàn toàn thuộc về thế giới con người. Chỉ từ sau ngày sinh nhật lần thứ 7, đứa trẻ mới thực sự trở thành ichinin-mae (người trưởng thành) và khi đó mới được ghi tên trong sổ hộ tịch.
Đến thời Minh Trị, lễ hội được chuyển thành ngày 15 tháng 11 Dương lịch. Thời gian đầu, lễ hội chỉ chủ yếu được tổ chức tại Kyoto và Osaka, nhưng sau đó đã lan rộng ra khắp cả nước.
Đến thời Minh Trị, lễ hội được chuyển thành ngày 15 tháng 11 Dương lịch. Thời gian đầu, lễ hội chỉ chủ yếu được tổ chức tại Kyoto và Osaka, nhưng sau đó đã lan rộng ra khắp cả nước.
Vào ngày này, ông bà, bố mẹ, anh chị sẽ đưa những bé đến 3,5,7 tuổi mặc những bộ kimono sặc sỡ tới các đền để cám ơn thần linh đã phù hộ cho chúng được khỏe mạnh và xin được chúc phúc.
Vào ngày này, ông bà, bố mẹ, anh chị sẽ đưa những bé đến 3,5,7 tuổi mặc những bộ kimono sặc sỡ tới các đền để cám ơn thần linh đã phù hộ cho chúng được khỏe mạnh và xin được chúc phúc.
Đây là dịp các em được mặc đồ truyền thống, trong đó có nhiều trẻ là lần đầu tiên được biết kimono, hakama là gì.
Đây là dịp các em được mặc đồ truyền thống, trong đó có nhiều trẻ là lần đầu tiên được biết kimono, hakama là gì.
Lên 7 tuổi, là lúc những bé gái lần đầu được mặc những bộ kimono có thắt obi và được trang điểm như người lớn.
Lên 7 tuổi, là lúc những bé gái lần đầu được mặc những bộ kimono có thắt obi và được trang điểm như người lớn.
Đây cũng là dịp các gia đình người Nhật cùng tụ họp, hẹn nhau đi lễ, viếng đền. Trong ảnh là gia đình của một đôi vợ chồng đưa cô con gái 7 tuổi đến lễ hội cùng tứ thân phụ mẫu.
Đây cũng là dịp các gia đình người Nhật cùng tụ họp, hẹn nhau đi lễ, viếng đền. Trong ảnh là gia đình của một đôi vợ chồng đưa cô con gái 7 tuổi đến lễ hội cùng tứ thân phụ mẫu.
Gia đình này đang là một hình mẫu đáng khuyến khích ở Nhật Bản khi họ có 2 đứa con. Nhật Bản đang đối diện với vấn đề lâu nay là các gia đình ngày càng lười sinh con và nếu có, chỉ sinh một.
Gia đình này đang là một hình mẫu đáng khuyến khích ở Nhật Bản khi họ có 2 đứa con. Nhật Bản đang đối diện với vấn đề lâu nay là các gia đình ngày càng lười sinh con và nếu có, chỉ sinh một.
Để chụp hình lưu niệm lũ trẻ thật không dễ. Nếu như các bé 5,7 tuổi ý thức hơn về việc chụp ảnh theo ý người lớn thì các cô bé diện kimono 3 tuổi, như cô bé này chỉ thích đi lăng xăng trước ống kính.
Để chụp hình lưu niệm lũ trẻ thật không dễ. Nếu như các bé 5,7 tuổi ý thức hơn về việc chụp ảnh theo ý người lớn thì các cô bé diện kimono 3 tuổi, như cô bé này chỉ thích đi lăng xăng trước ống kính.
Cảnh tượng các em bé Nhật ở độ tuổi 3,5,7 xúng xính trong trang phục truyền thống tung tăng khắp sân đền còn phụ huynh thì kiên nhẫn đi theo để lưu lại hình ảnh kỷ niệm cho chúng thật đáng yêu.
Cảnh tượng các em bé Nhật ở độ tuổi 3,5,7 xúng xính trong trang phục truyền thống tung tăng khắp sân đền còn phụ huynh thì kiên nhẫn đi theo để lưu lại hình ảnh kỷ niệm cho chúng thật đáng yêu.
a mẹ chụp ảnh cho cậu bé xúng xính trong bộ hakama cùng ông bà.
Ba mẹ chụp ảnh cho cậu bé xúng xính trong bộ hakama cùng ông bà.
Khoảnh khắc dễ thương của hai mẹ con trong lễ hội.
Khoảnh khắc dễ thương của hai mẹ con trong lễ hội.
Cậu bé này đang được bố âu yếm xoa đầu. Niềm hy vọng của cha mẹ khi đưa con đi dự lễ Shichi- Go-San là con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.
Cậu bé này đang được bố âu yếm xoa đầu. Niềm hy vọng của cha mẹ khi đưa con đi dự lễ Shichi- Go-San là con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.
Khi tới thăm các ngôi đền, các bố các mẹ sẽ mua cho con mình kẹo 1000 năm (chitose-ame). Kẹo được đựng trong một chiếc túi mang hình ảnh tượng trưng của loài hạc và rùa – hai loài tượng trưng cho sức khỏe và cuộc sống lâu bền ở Nhật Bản. Kẹo và chiếc túi thể hiện niềm hy vọng của cha mẹ rằng con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.
Khi tới thăm các ngôi đền, các bố các mẹ sẽ mua cho con mình kẹo 1000 năm (chitose-ame). Kẹo được đựng trong một chiếc túi mang hình ảnh tượng trưng của loài hạc và rùa – hai loài tượng trưng cho sức khỏe và cuộc sống lâu bền ở Nhật Bản. Kẹo và chiếc túi thể hiện niềm hy vọng của cha mẹ rằng con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.
Bé gái này sau khi viết những lời ước muốn, đang treo lên ở một khu vực dành riêng cho các em trong sân đền.
Bé gái này sau khi viết những lời ước muốn, đang treo lên ở một khu vực dành riêng cho các em trong sân đền.
Một cô bé đang chơi đùa với cái bàn mà trước đó ít lâu em còn ngồi nắn nót viết theo tay người lớn.
Một cô bé đang chơi đùa với cái bàn mà trước đó ít lâu em còn ngồi nắn nót viết theo tay người lớn.
Cô bé 3 tuổi này chưa biết viết, em được bố cầm tay viết hộ cho mình.
Cô bé 3 tuổi này chưa biết viết, em được bố cầm tay viết hộ cho mình.
Một gia đình trẻ đang rời khỏi đền Thiên hoàng Minh Trị sau khi dự lễ Shichi-Go-San, với em bé đang ngủ gục được bố bế trên tay.
Một gia đình trẻ đang rời khỏi đền Thiên hoàng Minh Trị sau khi dự lễ Shichi-Go-San, với em bé đang ngủ gục được bố bế trên tay.
Được biết, các bộ đồ truyền thống Nhật Bản không hề rẻ, ngay cả với trang phục dành cho trẻ em. Giá thấp nhất cũng tầm trên dưới ba triệu đồng một bộ.
Được biết, các bộ đồ truyền thống Nhật Bản không hề rẻ, ngay cả với trang phục dành cho trẻ em. Giá thấp nhất cũng tầm trên dưới ba triệu đồng một bộ.
Shichi-Go-San ngày nay đơn giản hơn, nhưng với các bậc cha mẹ Nhật Bản, đó luôn là một dịp lễ xúc động và hạnh phúc, khi được chứng kiến đứa con của mình đã qua một cột mốc đánh dấu sự lớn khôn.
Shichi-Go-San ngày nay đơn giản hơn, nhưng với các bậc cha mẹ Nhật Bản, đó luôn là một dịp lễ xúc động và hạnh phúc, khi được chứng kiến đứa con của mình đã qua một cột mốc đánh dấu sự lớn khôn.

Bài & ảnh: L.M.Hạ

Theo 24hsongxanh.vn

Link nguồn: http://24hsongxanh.vn/cac-em-be-nhat-ban-cuc-ky-dang-yeu-trong-le-hoi-shichi-go-san/

Cùng chuyên mục